Lệ Thủy: Phát huy vai trò kinh tế tập thể
Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Lệ Thủy đã khuyến khích các hộ nông dân chủ động liên kết thành các hợp tác xã (HTX) và tổ hợp tác (THT). Sau khi được thành lập, các loại hình kinh tế tập thể này đã phát huy tốt vai trò của mình trong việc mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên nông dân. Để phát triển kinh tế tập thể (KTTT) trong nông nghiệp, nông thôn, Hội Nông dân huyện Lệ Thủy đã tổ chức tuyên truyền luật HTX, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với thành phần KTTT, hướng dẫn phát triển KTTT trong nông nghiệp cho trên 10.000 lượt cán bộ, hội viên nông dân.
Từ đó, hội viên, nông dân nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình, tăng cường xây dựng THT, HTX kiểu mới, liên kết sản xuất, giúp đỡ nhau mở rộng dịch vụ, tạo việc làm cho người lao động. Trong 5 năm qua, Hội đã xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân với số tiền trên 9,3 tỷ đồng, cho 300 hộ vay thuộc 30 dự án được vay vốn; hướng dẫn HTX, THT, hội viên tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng trên địa bàn huyện, như: Ngân hàng chính sách xã hội 165 tỷ đồng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 250 tỷ đồng, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt 30 tỷ đồng, cho trên 26.000 hộ vay để đầu tư vào sản xuất.
Từ nguồn vốn vay này, hội viên đã mạnh dạn đầu tư, nhân rộng thêm nhiều mô hình KTTT. Tiêu biểu như mô hình sản xuất chuỗi giá trị gạo sạch Lệ Thủy của HTX sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Mỹ Lộc Hạ, xã An Thủy; mô hình rau sạch nhà lưới theo chuẩn VietGAP ở các xã: Thanh Thủy, Ngư Thủy Bắc, Cam Thủy; mô hình nuôi chim cút công nghệ sinh học ở xã Ngư Thủy Trung; mô hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ở các xã: Hồng Thủy, Tân Thủy, Mỹ Thủy. Ông Bùi Văn Phúc, Chủ nhiệm HTX sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Mỹ Lộc Hạ, xã An Thủy tâm sự: “Những năm gần đây, HTX đã mạnh dạn đưa giống lúa mới năng suất vào sản xuất và sử dụng giống lúa chất lượng cao trên toàn bộ diện tích nên năng suất lúa đạt 76,6 tạ/ha; trong đó, giống P6 đạt 78 tạ/ha, nếp SVN1 đạt 70 tạ/ha. Cùng với việc sử dụng giống mới, xã viên đã áp dụng quy trình sản xuất theo kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI; chủ động trong công tác theo dõi, bảo vệ thực vật nên lúa ít bị sâu bệnh. Theo đó, vụ đông-xuân năm 2017-2018, năng suất lúa bình quân của HTX đạt khoảng 75tạ/ha, cao nhất trong toàn huyện. Với chất lượng giống tốt, sản phẩm gạo ngon, giá bán ra khoảng 640.000 đồng/tạ, so với năm trước tăng từ 4-5 giá". Từ việc sản xuất khoai deo, THT đã giải quyết việc làm theo thời vụ cho 10 lao động tại địa phương với mức thu nhập từ 4 đến 4,5 triệu đồng/người/tháng. Các sản phẩm từ khoai deo của THT hiện nay đã vươn ra thị trường cả nước. Mỗi năm, gia đình bà Hường thu nhập trên 300 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Chị Nguyễn Thị Linh, một tổ viên THT nói: “Nhờ làm việc tại THT sản xuất khoai deo, tôi đã tận dụng được khoảng thời gian nhàn rỗi, kinh tế gia đình cũng được nâng lên, khoai lang trồng ra bán được giá nên rất phấn khởi”. Bên cạnh đó, Hội Nông dân các cấp đã phối hợp tổ chức 1.051 lớp tập huấn, hội thảo, ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ cho 52.516 lượt cán bộ, hội viên nông dân; xây dựng mới 70 mô hình trong nông nghiệp với 250 hộ gia đình tham gia. Sau khi được tập huấn, các HTX, THT và hội viên nông dân đã ứng dụng vào sản xuất, tạo ra các sản phẩm chất lượng, giá trị kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cũng như phát triển KTTT. Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ đối với lĩnh vực này còn hạn chế, nhất là công nghệ cao và công nghệ liên kết chuỗi giá trị. Để tháo gỡ vấn đề này, các cấp chính quyền cần có cơ chế chính sách ưu tiên, tạo điều kiện cho HTX, THT, trang trại tiếp tục vay vốn, cấp đất, thuê đất, cấp sổ đỏ cũng như xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất. Nếu làm được điều đó, KTTT trên địa bàn huyện chắc chắn phát triển mạnh mẽ hơn nữa". Nguồn: Website Báo Quảng Bình
Các tin đã đăng
|