Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Ban Quản lý Cảng cá sông Gianh: Những “trăn trở” trong dịch vụ hậu cần nghề cá

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 

Quảng Bình có 116,04km đường bờ biển, với hệ thống cảng và cửa sông vô cùng đa dạng, là cửa ngõ giao thương của nhiều vùng trong và ngoài nước. Chính vì lẽ đó nên ngành thủy sản tỉnh ta ngày càng phát triển mạnh từ số lượng lẫn chất lượng, nhất là lĩnh vực khai thác thủy sản. Đặc biệt, trong xu thế hiện nay khi Đảng, Nhà nước, Trung ương, UBND tỉnh, các cấp các ngành đang kêu gọi, khuyến khích ngư dân đóng mới, cải hoán tàu thuyền có công suất lớn vươn khơi, số lượng tàu thuyền trong tỉnh ngày một tăng đã đẩy lượng hàng hóa giao dịch tăng theo khiến một số cảng biển của tỉnh hoạt động quá công suất thiết kế, công tác quản lý trở thành một “gánh nặng” lớn đặt lên vai các cảng cá, trong đó nặng nề nhất là BQL cảng cá Sông Gianh.

 

 

 

Cảng Gianh có vị trí địa lý khá thuận tiện cho tàu thuyền, cảng lớn, kín gió, mặt sông sâu, gần QL1 thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa từ tàu đi các nơi. Trước kia, cảng chủ yếu tiếp nhận tàu thuyền địa phương là phần nhiều, một số ít tàu là tàu tỉnh khác. Nhưng vài năm trở lại đây, cảng Ròon, cảng Nhật Lệ cạn, hầu như tàu của tỉnh và các tỉnh bạn đều chọn cảng Gianh là nơi cập bến, khiến lượng hàng hóa vào cảng tăng mạnh. Năm 2014, tàu cá cập cảng 5.590 lượt/5.500 chiếc; phương tiện vận tải 16.139 lượt/9.500 chiếc đạt 169%KH; hàng hóa qua cảng đạt 35.479 tấn/24.000 tấn đạt 147% KH ( trong đó hàng hải sản 22.033 tấn chiếm 44% tổng khai thác toàn tỉnh); phí mặt bằng và dịch vụ khác 545.763 triệu/280 triệu đồng đạt 162%; nộp ngân sách 200 triệu đồng đạt 133,3%. Nhưng con số đó là minh chứng xác thực nhất về tình hình phát triển, cũng như những nỗ lực hoạt động của BQL Cảng. Nơi đây đã trở thành Trung tâm nghề cá của khu vực Nam Bắc Bộ, là khu neo đậu của tàu thuyền từ mạn Nam Định chạy dọc vào Phú Yên. Nhưng, để có được những thành quả đó là cả một nỗi lực lớn của toàn bộ công nhân viên BQL đã vượt lên mọi khó khăn về cơ sở hạ tầng, vật chất.
Cảng cá sông Gianh được xây dựng từ năm 1999, lúc đó, thiết kế của cảng chỉ áp dụng cho tàu có công suất từ 150CV trở xuống với cầu cảng dài 104m chia làm 2 cầu (cầu 54m và cầu 50m), cầu thiết kế hình chữ T để có thể đậu được 2 bên. Sau hơn 15 năm, vẫn cơ sở vật chất đó, cảng lại áp dụng cho tàu từ 300CV- 1000CV, cầu chữ T không còn áp dụng được vì mặt trong bị bồi đắp không thể đậu được. Như tàu Hoàng Vĩ với công suất 800CV, mỗi lần cập cảng khiến không ít người phải lo lắng. Cầu cảng dài 50m thì tàu đã dài 30m, khiến các tàu khác muốn vào cũng không thể vào được, muốn đậu cũng không neo được. Tình thế “dỡ khóc dỡ cười” này không chỉ diễn ra một hai lần, mà sẽ là vấn đề lớn khiến BQL “đau đầu” khi hiện nay, Nghị định 67 đang được triển khai, nhiều tàu lớn sẽ thi nhau ra đời, và một câu hỏi lớn được đặt ra là: Đóng tàu xong, tàu sẽ neo đậu ở đâu? Và đó chỉ mới là câu hỏi cho tình hình trong tỉnh. Còn xa và rộng hơn, hiện nay, tàu lớn của các tỉnh khác rất muốn nhập hàng vào cảng Gianh như do cầu cảng ngắn lượng tàu đông buộc nhiều tàu phải cập cảng Đà Nẵng, khiến cho lượng hàng hóa thủy sản vào cảng từ đầu năm đến nay giảm rõ rệt. Từ đầu năm đến nay lượng hàng hóa thủy sản vào cảng chỉ đạt 71% so với cùng kỳ năm 2014.
Tàu Hoàng Vĩ dài gần 30m mỗi lần cập bến chiếm 3/5 diện tích cầu cảng khiến nhiều tàu không thể vào neo đậu
Ông Trần Đăng Thảo, Giám đốc BQL cảng cá sông Gianh cho biết: Trong những năm qua, tập thể Cảng cá sông Gianh đã nỗ lực hết sức hoàn thành những chỉ tiêu mà UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT đề ra, không những thế, BQL cũng đã vận hành, công tác quản lý Cảng vượt quá công suất thiết kế gần 50%. Đó là cả một sự cố gắng rất lớn của Cảng. Song, thực tế thì cảng đã lạc hậu rất nhiều so với xu thế phát triển của ngành. Đặc biệt sau cơn bão số 10 và hoàn lưu bão 11 năm 2013, nhận thấy hiệu quả của khu neo đậu tránh trú bão cửa Gianh nên mỗi lần có bão tàu nhiều nơi lại chọn cảng làm nơi neo đậu khiến khu neo đậu trở nên quá tải. Không những chỉ có vấn đề bến cập, cầu cảng mà hiện nay, cơ sở vật chất của BQL đã xuống cấp trầm trọng, điện quá tải, nước sạch chỉ đủ cho BQL sinh hoạt, nước dành cho các dịch vụ khác đều phải mua ở ngoài, hệ thống thu gom xử lý nước thải chưa có làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh. Hiện BQL cũng đang đề nghị UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT tu dưỡng, nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng, làm thêm bến cập tàu đủ 350m để phục vụ cho tàu vào kết hợp bốc dở hàng hóa, làm mới khu neo đậu tránh trú bão cửa Gianh 2 để thêm chổ cho tàu cá công suất lớn trên 300CV.
Trước những vấn đề trên, để ngành thủy sản tỉnh ta phát triển thì cần có một hậu phương vững chắc, dịch vụ hậu cần nghề cá phải bắt kịp với xu hướng đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho các tàu lớn vươn khơi. Với điều kiện địa lý “đắc đạo” thuận tiện cho việc giao thương với nhiều vùng, cảng Gianh cần được đầu tư, phát triển hơn nữa, trở thành cảng cá loại I để xứng tầm phục vụ tốt cho nghề cá của tỉnh ta phát triển.

 

 

Các tin khác