Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Thực trạng nguồn nước và giải pháp sản xuất vụ Hè thu 2023

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Đầu năm 2023, diễn biến thời tiết cơ bản thuận lợi, nhìn chung phù hợp với quy luật hàng năm với mực nước trên các lưu vực sông, suối tương đối ổn định. Tính đến đầu tháng 5/2023, nguồn nước các hồ chứa nước toàn tỉnh đạt dung tích trên 57,4% một số hồ chứa đạt dung tích dưới 40% dung tích thiết kế, như: hồ Hooc Chọ (TX Ba Đồn), hồ Hồ Trởm, Khe Dây, hồ Thanh Niên (huyện Quảng Ninh) không sản xuất vụ Hè thu; hồ Minh Tiến, hồ Ô Rô, hồ Văn Minh (huyện Lệ Thủy); hồ Khe Su, hồ Bàu Trạng, hồ Đê Hoang và cây Khế (huyện Bố Trạch); hồ Khe Mái (huyện Quảng Trạch) đang thi công. Mực nước và lưu lượng dòng chảy trên các sông trong thời kỳ này có xu thế hạ thấp dần, khả năng cao vụ Hè thu năm 2023 một số địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Bình sẽ xảy ra hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, nắng nóng có khả năng gia tăng hơn từ khoảng tháng 5-7/2023, số ngày nắng nóng có khả năng xuất hiện nhiều hơn và gay gắt hơn so với cùng thời kỳ năm 2022; tháng 8/2023, Quảng Bình vẫn còn khoảng 1-2 đợt nắng nóng, tuy nhiên cường độ không gay gắt và kéo dài như các đợt trong tháng 6, tháng 7. Nền nhiệt độ cao hơn khoảng 0,50C so với TBNN.

Để đảm bảo chủ động trong công tác phòng chống hạn hán, thiếu nước phục vụ dân sinh và sản xuất vụ Hè thu năm 2023, Sở Nông nghiệp và PTNT đã hướng dẫn các địa phương, đơn vị triển khai đồng bộ một số giải pháp như:

Theo dõi tình hình diễn biến của thời tiết, nắm bắt, rà soát, cân đối lại nguồn nước thực có của các hồ chứa với nhu cầu dùng nước để xác định diện tưới phù hợp, đảm bảo ăn chắc vụ Hè thu 2023, đồng thời phối hợp với Công ty TNHH MTV khai thác CTTL xem xét phương án hỗ trợ nước từ các hồ chứa lớn của Công ty quản lý để chống hạn cho những diện tích thiếu nước do địa phương quản lý.

Quán triệt phương châm tưới tiết kiệm, áp dụng hình thức tưới luân phiên, vùng xa tưới trước, gần tưới sau; tưới theo phương pháp cải tiến SRI và phương pháp nông-lộ-phơi để giảm mức tưới trên mặt ruộng nhằm tránh lãng phí nước. Kiểm tra việc lấy nước vào ao nuôi trồng thuỷ sản, kiên quyết hoành triệt các cống lấy nước tự do, xả nước tràn lan; ưu tiên cân đối nguồn nước theo thứ tự sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt. Xây dựng phương án cấp nước sinh hoạt cụ thể đối với từng vùng, đặt biệt chú trọng đến vùng núi cao, vùng sâu, vùng ven biển, không để xảy ra thiếu nước sinh hoạt ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Cân đối nguồn nước thực có của các công trình thủy lợi để chủ động xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lựa chọn các giống cây phù hợp khả năng chịu hạn; xây dựng phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cho từng khu vực, địa bàn với các giải pháp cụ thể, nhu cầu hỗ trợ kinh phí phòng, chống, khắc phục bảo đảm cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Tăng cường công tác thông tin, tuyền truyền trên phương tiện thông tin đại chúng về tình hình nguồn nước, hạn hán, thiếu nước tới người dân; vận động người dân trữ nước và sử dụng nước có hiệu quả, tiết kiệm. Tổ chức tu sửa, khắc phục các công trình thủy lợi bị hư hỏng, nạo vét, sửa chữa, nâng cấp các tuyến kênh tưới để đảm bảo vận hành phục vụ sản xuất vụ Hè Thu năm 2023.

Nhiều công trình thủy lợi đảm bảo tích đủ nước phục vụ sản xuất vụ Hè thu

 

                                                                             Hoàng Ngọc Hạnh

                                                                             Chi cục Thủy lợi

Các tin khác