Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Hướng dẫn phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Tại một số địa phương, bà con nông dân vẫn đang gieo theo tập quán canh tác cũ với lượng giống gieo nhiều (7-8 kg/sào), với điều kiện thời tiết đầu vụ Đông xuân 2023-2024 thuận lợi nên cây lúa sinh trưởng, phát triển nhanh với mật độ quá dày. Hiện nay thời tiết sáng sớm và chiều tối có nhiều sương mù, ngày hửng nắng, rải rác có mưa tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh gây hại, đặc biệt là bệnh đạo ôn phát sinh lây lan, phát triển và gây hại nặng ở những chân ruộng sạ dày và bón thừa phân đạm dẫn đến một số nơi có hiện tượng cháy chòm. Tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 7-10%, cục bộ 30- 50%, cấp bệnh C1-3, nơi cao C5; tập trung trên giống P6, HN 6...

Vì vậy trong quá trình chăm sóc cây lúa bà con nông dân cần chú ý theo dõi các triệu chứng và có biện pháp phòng trừ thích hợp như sau:

1. Triệu chứng bệnh

- Trên lá lúa: Xuất hiện vết chấm đen chuyển sang hình oval, có mảng xám trắng ở giữa và viền hẹp, màu nâu nhạt bên ngoài, lan rộng dần và nhọn ở hai đầu.

- Trên cổ lá: Vết bệnh xuất hiện ở cổ lá, giữa phiến lá và bẹ. Vết bệnh có màu nâu đỏ, sau đó chuyển sang nâu sậm. Bệnh nặng thì sẽ làm gãy và hư lá.

- Trên đốt thân: Vết bệnh màu nâu làm đốt thân bị khô và teo lại. Nếu bệnh xuất hiện vào thời điểm lúa đang trổ thì toàn bộ bông sẽ bị tình trạng lép trắng.

- Trên cổ bông và cổ gié: Vết bệnh màu nâu, lớn dần sẽ làm cho toàn bộ cổ bông bị héo hoặc từng gié bị lép trắng.

2. Biện pháp phòng bệnh

- Sử dụng một trong các loại thuốc có các hoạt chất đặc hiệu như Fenoxanil,

Tricyclazole, Isoprothiolane… để phun phòng trừ.

Chú ý:

- Tiến hành phun thuốc theo hướng dẫn trên bao bì khi bệnh mới chớm xuất

hiện, lúc cấp bệnh và tỷ lệ bệnh còn thấp.

- Cần phun thuốc ướt đều trên mặt lá. Những ruộng bị bệnh nặng phải phun

2-3 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. Nên phun thuốc vào sáng sớm, chiều mát để

đạt hiệu quả cao.

- Không được phun kèm thuốc trừ bệnh đạo ôn và các loại phân bón lá, chất

kích thích sinh trưởng…

* Lưu ý: Đối với những ruộng đã bị bệnh đạo ôn lá, để phòng trừ bệnh đạo ôn trên cổ bông nên phun thuốc 2 lần: lần 1 khi lúa trổ lác đác và lần 2 khi lúa trổ đều.

Lúa bị bệnh đạo ôn (cháy chòm) tại huyện Lệ Thủy vụ Đông xuân 2023-2024

 

                                                                                                Trương Như Hà

                                                                             Chi cục Trồng trọt và BVTV

Các tin khác