Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Đẩy mạnh CTMTQG xây dựng nông thôn mới 6 tháng cuối năm

Xem với cỡ chữ : A- A A+
 Đến cuối tháng 6/2021, toàn tỉnh có 81 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 63,3%. Tổng số tiêu chí tăng thêm trong 6 tháng đầu năm là 07 tiêu chí. Số tiêu chí bình quân/xã đạt 16,8 tiêu chí, cao hơn 0,1 tiêu chí/xã so với bình quân chung toàn quốc.

 Theo kế hoạch, năm 2021, toàn tỉnh có 07 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: xã Thái Thủy - huyện Lệ Thủy; Sơn Lộc - huyện Bố Trạch; Quảng Đông, Cảnh Hóa - huyện Quảng Trạch; Đồng Hóa - huyện Tuyên Hóa; Yên Hóa, Tân Hóa - huyện Minh Hóa. Trong đó: có 03 xã còn 01 tiêu chí (Cảnh Hóa, Quảng Đông, Tân Hóa); 03 xã còn 03 tiêu chí (Sơn Lộc, Thái Thủy, Đồng Hóa) và nhiều nhất là xã Yên Hóa còn 04 tiêu chí. Nhìn chung, 06 tháng đầu năm tiến độ triển khai các công trình còn chậm. Một số xã nếu không sớm hoàn tất các thủ tục để khởi công các công trình, đôn đốc các nhà thầu triển khai nhanh các hạng mục có khối lượng lớn như Trường học (Thái Thủy, Tân Hóa, Cảnh Hóa, Sơn Lộc), Giao thông (xã Yên Hóa) và một số tiêu chí khó như Thu nhập, Nhà ở dân cư, Quốc phòng An ninh…sẽ khó hoàn thành trong năm 2021.
Ngoài 07 xã đăng ký đạt chuẩn NTM, toàn tỉnh có 15 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao (có 05 xã đăng ký năm 2020 đang được VPĐP tổng hợp kết quả thẩm định mức độ đạt các tiêu chí) và 03 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Hiện nay, các xã đang tích cực triển khai các tiêu chí chưa đạt. Bên cạnh chỉ đạo các xã điểm, các địa phương đang tích cực xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư, vườn mẫu, chỉnh trang khu dân cư theo kế hoạch đề ra. Đến hết tháng 06/2021, toàn tỉnh có 11 khu dân cư kiểu mẫu, 10 vườn mẫu nông thôn mới đã được UBND huyện công nhận đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí do tỉnh ban hành, tăng thêm 01 khu dân cư kiểu mẫu so với đầu năm 2021 (Khu dân cư Phan Xá).
Tổng nguồn vốn huy động được trong 06 tháng đầu năm 2021 để triển khai thực hiện Chương trình là 5.909.2 tỷ đồng. Trong đó: Vốn ngân sách nhà nước: 596,4 tỷ đồng, chiếm 10,1% (Vốn trực tiếp cho Chương trình là 223,4 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách tỉnh 9,4 tỷ đồng, ngân sách huyện 149,6 tỷ đồng, ngân sách xã 64,3 tỷ đồng; vốn lồng ghép 373,0 tỷ đồng); Tín dụng thương mại là 5.289,0 tỷ đồng, chiếm 89,5%; Đóng góp của cộng đồng dân cư: 23,8 tỷ đồng, chiếm 0,4%.
Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh cũng đề ra mục tiêu, nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2021, cụ thể: Đến hết năm 2021, toàn tỉnh có thêm 07 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 88 xã, chiếm 68,8%; 32 khu dân cư kiểu mẫu và 68 vườn mẫu; có 15 xã nông thôn mới nâng cao (12 xã đăng ký năm 2020 và 03 xã đăng ký năm 2021) và 03 xã nông thôn mới kiểu mẫu. Một số nhiệm vụ trọng tâm trong 06 tháng cuối năm 2021 là:
- Khẩn trương thẩm tra, hoàn thiện hồ sơ trình Trung ương thẩm định, xét công nhận Thị xã Ba Đồn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
- Thẩm định, xét công nhận các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2021.
- Triển khai các nhiệm vụ Trung ương giao giai đoạn 2021-2025, trong đó củng cố, kiện toàn bộ máy tham mưu giúp việc đảm bảo chuyên trách, chuyên nghiệp, chuyên môn hóa ngày càng cao; triển khai đồng bộ giải pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; tăng cường công tác đào tạo, nâng cao kiến thức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan phân bổ nguồn vốn Ngân sách Trung ương năm 2021; Sở Nội vụ tham mưu Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025; Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, tham mưu điều chỉnh các Bộ tiêu chí (nâng cao, kiểu mẫu, khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu, thôn bản đạt chuẩn) phù hợp yêu cầu giai đoạn 2021-2025; tham mưu UBND tỉnh, BCĐ tỉnh xây dựng kế hoạch nông thôn mới tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025. UBND cấp huyện, xã chủ động soát xét, đánh giá mức độ đạt chuẩn các tiêu chí theo yêu cầu mới; xây dựng kế hoạch, giải pháp, cân đối nguồn lực để tổ chức thực hiện Chương trình; chủ động ban hành cơ chế, chính sách của địa phương để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình, trong đó đẩy mạnh thực hiện các nội dung về vườn mẫu, khu dân cư kiểu mẫu và thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới tại các xã đặc biệt khó khăn.


Mai Anh
VP Điều phối NTM

Các tin khác