Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Nhân rộng mô hình quản lý cộng đồng trong nuôi trồng thủy sản

Xem với cỡ chữ : A- A A+
 Trước đây, tại các vùng nuôi tôm thương phẩm tập trung, mỗi hộ nuôi có các biện pháp kỹ thuật theo cách riêng, không thống nhất theo khung lịch thời vụ cũng như thời điểm lấy nước, thu hoạch, gây khó khăn trong công tác quản lý vùng nuôi cũng như ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm xuất bán. Nhằm giúp những hộ nuôi trồng thủy sản trong vùng liên kết thành một tổ chức để cùng quản lý, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong hoạt động sản xuất, từ năm 2020, Chi cục Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng thành công mô hình quản lý cộng đồng trong nuôi trồng thủy sản. Qua 2 năm triển khai, mô hình này đã được nhân rộng tại nhiều vùng nuôi tôm tập trung, góp phần bảo vệ môi trường, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất.

 Xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch là một trong những địa phương có vùng nuôi tôm lớn nhất của tỉnh Quảng Bình với diện tích gần200 ha. Trước đây, các hộ nuôi chỉ quan tâm bảo vệ môi trường khu vực ao nuôi của mình nên mỗi khi xuất hiện dịch bệnh, tình trạng lây lan nhanh, khả năng khoanh vùng dập dịch khó khăn. Năm 2021, được sự hỗ trợ từ Chi cục Thủy sản Quảng Bình, Tổ hợp tác (THT) quản lý cộng đồng trong nuôi trồng thủy sản xã Hạ Trạch được thành lập với quy mô 123 thành viên với diện tích ao nuôi khoảng 100 ha. Bước đầu, tổ hợp tác đã góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết giữa các thành viên, cùng nhau quản lý vùng nuôi an toàn và bền vững.
Ông Lưu Văn Phúc - Tổ trưởng THT quản lý cộng đồng trong nuôi trồng thủy sản xã Hạ Trạch Bố Trạch cho biết: Khi tổ hợp tác thành lập thì hoạt động bài bản hơn, ngành nuôi phát triển rất hiệu quả. Hiện nay, THT chia thành 9 tổ nhỏ, mỗi tổ khoảng 15 thành viên. Nhiệm vụ là giúp đỡ nhau trong sản xuất, thông tin về giá cả, đầu ra, hỗ trợ phòng chống dịch bệnh để giảm tổn thất.
Nhờ áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên sản lượng tôm thương phẩm trong THT đạt trên 425 tấn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, các hộ nuôi tôm đã tuân thủ nghiêm ngặt quy trình bảo vệ môi trường ao nuôi tại vùng tập trung, hỗ trợ nhau trong các khâu nuôi trồng để đảm bảo tạo ra sản phẩm sạch và chất lượng. Cũng nhờ vậy mà một số hộ đã mạnh dạn đầu tư, đưa công nghệ cao vào sản xuất với kỳ vọng tăng năng xuất, chất lượng cũng như hiệu quả từ nghề nuôi tôm.
Để giúp các hộ nuôi thủy sản trong vùng liên kết thành một tổ chức cùng quản lý, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong nuôi trồng thủy sản, nâng cao hiệu quả sản xuất, đầu năm 2020, Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Bình đã thực hiện mô hình đồng quản lý trong nuôi trồng thủy sản bền vững tại xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh và xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch với kinh phí hỗ trợ 200 triệu đồng. Từ thành công của mô hình, năm 2021, Chi cục Thủy sản Quảng Bình tiếp tục thực hiện mô hình quản lý trong nuôi trồng thủy sản tại Tổ hợp tác Nuôi trồng thủy sản phường Quảng Thuận, Thị xã Ba Đồn và THT Nuôi trồng thủy sản xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch.Khi tham gia mô hình quản lý cộng đồng, các hộ dân trong vùng đã cam kết tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thả nuôi theo hướng bền vững, không gây ô nhiễm môi trường. Vào mỗi vụ nuôi, các thành viên sẽ thống nhất thời gian tháo nước, lấy nước, thả nuôi và thu hoạch; đồng thời, phân công các thành viên quản lý chặt chẽ những khâu này. Ngoài ra, các thành viên trong THT phải quản lý nghiêm ngặt việc sử dụng thức ăn, hóa chất trong ao nuôi để tránh gây ô nhiễm nguồn nước.
Tôm là đối tượng nuôi đòi hỏi trình độ kỹ thuật cũng như nguồn vốn đầu tư lớn. Tuy nhiên, mức độ rủi ro cũng tương đối cao do chi phối bởi nhiều yếu tố khác như: thị trường, dịch bệnh, điều kiện thời tiết, ô nhiễm môi trường…Vì vậy, mô hình quản lý cộng đồng trong nuôi trồng thủy sản được xem là giải pháp cần có để xây dựng vùng nuôi an toàn, nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như liên kết trong tiêu thụ sản phẩm.Trong năm 2022 này, Chi cục Thủy sản tiếp tục triển khai mô hình quản lý cộng đồng tại vùng nuôi tôm thương phẩm xã Đồng Trạch và Bắc Trạch. Mục tiêu lâu dài sẽ nhân rộng mô hình này ra các đối tượng nuôi khác tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung.

Mô hình quản lý cộng đồng trong nuôi trồng thủy sản đã được nhân rộng tại nhiều vùng nuôi tôm tập trung trên địa bàn tỉnh


Tố Linh

 

Các tin khác