Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Hiệu quả từ mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trên đất lúa chuyển đổi

Xem với cỡ chữ : A- A A+
 Tôm càng xanh là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, kích cỡ tương đối lớn, thịt thơm ngon nên ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Năm 2019, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Bình đã triển khai mô hình nuôi tôm càng xanh trên đất lúa chuyển đổi vùng đất nhiễm mặn trồng lúa kém hiệu quả của xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch. Tại hội nghị tổng kết đã khẳng định được tôm thích nghi tốt với điều kiện nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

 Để khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng lợi thế vùng đất nhiễm mặn của địa phương,năm 2020, từ nguồn kinh phí khuyến nông Trung ương, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư chủ trì thực hiện dự án “Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trên đất lúa chuyển đổi gắn với tiêu thụ sản phẩm”.
Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 4/2020 tại xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, với 6 hộ dân, quy mô 03 ha, số lượng tôm giống thả 300.000 con, mật độ thả 10 con/m2. Người dân tham gia dự án được hỗ trợ 50% tôm giống và 50% vật tư thiết yếu; được cán bộ kỹ thuật của dự án hướng dẫn quy trình kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi và hướng dẫn ghi chép sổ nhật ký sản xuất. Trước khi thực hiện, các hộ dân được tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi, từ đó giúp các hộ nắm bắt được kỹ thuật nuôi để áp dụng vào sản xuất.
Với mục tiêu đạt được của dự án là hiệu quả kinh tế của các hộ tham gia dự án tăng gấp 3- 4 lần so với trồng lúa trước đây. Các chỉ tiêu kỹ thuật ước đạt cụ thể như: năng suất tôm càng xanh ≥ 1.500 kg/ha; kích cỡ tôm thu hoạch ≤ 25 g/con tỷ lệ sống ≥ 50%; hệ số chuyển đổi thức ăn ≤ 2.
Kết quả, Sau 5 tháng nuôi, tôm sinh trưởng, phát triển tốt, trọng lượng bình quân của tôm khi thu hoạch đạt 25g/con, tỷ lệ sống đạt 52%, sản lượng thu được bình quân mỗi hộ 1.000 kg, với giá bán 200.000 - 210.000đ/kg, sau khi trừ chi phí, trung bình mỗi hộ thu được lợi nhuận trên 60 triệu đồng.
Chị Hồ Thị Thủy, Phó phòng Chuyển giao kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư chia sẻ: Các hộ tham gia dự án đã thực hiện tốt kỹ thuật nuôi tôm theo hướng dẫn. Quá trình nuôi, thấy tôm phát triển tốt phù hợp với điều kiện của vùng cũng như điều kiện chăm sóc của các hộ nơi đây nên các hộ rất hào hứng phấn khởi. Có giai đoạn thời tiết nắng nóng kéo dài, nước khô hạn, không có nước để thay, môi trường ao nuôi có nhiều biến động nhưng nhờ bám sát chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật, sự túc trực phối hợp chặt chẽ tốt của các hộ quá trình xử lý khắc phục kịp thời.
Theo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, ở Quảng Bình, tôm càng xanh là đối tượng nuôi khá mới, nhu cầu tiêu thụ chủ yếu trong tỉnh. Chính vì vậy, nhằm giúp người nuôi có đầu ra ổn định, yên tâm sản xuất, đồng thời giới thiệu và quảng bá rộng rãi sản phẩm tôm càng xanh đến người tiêu dùng. Trung tâm là đơn vị trung gian giúp kết nối thị trường, là cầu nối liên kết giữa hộ nuôi với các công ty, cửa hàng, doanh nghiệp trên địa bàn trong việc thu mua sản phẩm.
Dự án triển khai thực hiện đạt mục tiêu yêu cầu đề ra. Qua kết quả cho thấy tôm càng xanh hoàn toàn phù hợp với điều kiện nuôi của tỉnh, ngoài nuôi chuyên canh có thể nuôi xen ghép với một số đối tượng khác như cá Mè trắng, cá Diếc… hoặc nuôi xen trong ruộng lúa. Có thể tận dụng nguồn thức ăn sẳn có ở địa phương để bổ sung cho tôm càng xanh ăn như cá tạp, tép.. làm giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập. Tuy nhiên, để nuôi tôm càng xanh đạt hiệu quả, cần chọn nguồn giống ở cơ sở sản xuất có uy tín, môi trường nuôi là đất ruộng chuyển đổi thường nhiều địch hại như; cá tạp, tép, ốc, chim cò...cạnh tranh thức ăn, môi trường sống làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm. Vì vậy công tác cải tạo ao nuôi cần chuẩn bị kỹ, đê bao được đắp cao, gia cố chắc chắn để hạn chế thất thoát do địch hại hoặc mưa lũ tiểu mãn. Bên cạnh đó do đặc tính của tôm càng xanh ăn nhau rất dữ, nên khi lột xác nếu không có nơi trú ẩn, thức ăn không đảm bảo chúng ăn thịt lẫn nhau làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống.

 

Phòng CGKT - Trung tâm KN-KN

Các tin khác