Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Thanh long loại trái cây có giá trị kinh tế

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Quả thanh long là loài quả tốt cho sức khỏe, có vị ngọt, hơi chua, cung cấp nguồn vitamin C cần thiết cho cơ thể giúp chữa một số chứng bệnh do thiếu vitamin C.

 

Ở Việt Nam, loại cây này được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam, hiện nay ở một số tỉnh miền Bắc cũng đã trồng phổ biến. Thanh long là một loại cây được trồng phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.
Theo Đông y, thanh long có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, nhuận tràng, chỉ khái hóa đàm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm phế quản, lao phổi, viêm hạch bạch huyết, quai bị, mụn nhọt… Quả thanh long rất tốt cho người bị rôm sẩy, mụn nhọt, táo bón.
Thanh long ruột đỏ có đặc tính hoàn toàn khác so với loại thanh long trắng. Thành phần dinh dưỡng của thanh long ruột đỏ được đánh giá là gấp đôi thanh long ruột trắng. Đây là một trong những loại trái cây có thành phần dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể , đặc biệt phù hợp nhất cho việc giữ gìn dáng vóc và sắc đẹp của phụ nữ. Thanh long ruột đỏ hiện được xem là cây trồng có nhiều tiềm năng, cây không chỉ cho năng suất, chất lượng mà hiệu quả kinh tế rất cao.
Trên địa bàn tỉnh ta, thanh long ruột đỏ được trồng một số hộ gia đình ở huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh và Bố Trạch. Tuy nhiên, diện tích chưa nhiều, trung bình mỗi hộ gia đình trồng nhiều khoảng trên 50 - 60 trụ cây. Xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh có nhiều hộ gia đình trồng loại cây này. Như anh Trần Văn Nhân, có diện tích khoảng trên 300 trụ. Những năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư tỉnh đã nhân giống và thực hiện một số mô hình thanh long ruột đỏ hiệu quả. Một số huyện như Quảng Ninh, Phòng Nông nghiệp cũng đã thử nghiệm thành công, đạt hiệu quả hơn so với các loại cây trồng khác, được nhiều hộ nông dân tin tưởng và lựa chọn.
Vườn cây thanh long của Ông Trần Văn Nhân
Tốt cho sức khỏe là tiêu chí mà người tiêu dùng ưu tiên hàng đầu hiện nay, thanh long ruột đỏ rất được lòng chị em nội trợ, Chị Nguyễn Thị Huế ở thành phố Đồng Hới cho biết tôi đã từng ăn thanh long ruột đỏ, mua ở chợ Bắc Lý, do người dân ở đó tự trồng, quả nhỏ nhưng ăn rất ngon, ngọt, rất được nhiều người tìm mua cho trẻ con ăn. Thỉnh thoảng mới gặp chứ không phải lúc nào mua cũng có.
Do có hiệu quả kinh tế nên nhiều hộ nông dân đã vui mừng mở rộng diện tích. anh Nguyễn Văn Tiến, Thị trấn Nông trường Việt Trung cho biết tình cờ anh có người bạn cho một ít cây giống về trồng. Gia đình đến với mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ đến nay được hơn 03 năm, rất tình cờ nhưng lại có hiệu quả anh nên quyết tâm theo đuổi. Mới đầu anh trồng khoảng 20 trụ, hiện nay anh đã nhân rộng cây thanh long ruột đỏ lên 100 trụ.
Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc cây thanh long,  người trồng cần thường xuyên cắt tỉa bỏ những nhánh thanh long già, không còn khả năng cho trái để tập trung nuôi dưỡng các nhánh khỏe mạnh. Vào mùa mưa, cây thanh long ruột đỏ phát sinh các nấm bệnh, do đó cần theo dõi thường xuyên để phun thuốc phòng ngừa kịp thời. Anh Tiến cũng chia sẽ, thời gian gần đây trên vườn thanh long của anh có bị một số bệnh hại, anh đã đến Chi cục Bảo vệ thực vật để được tư vấn, hướng dẫn các biện pháp xử lý có hiệu quả.
Kinh nghiệm thực tiễn cùng với quá trình tích cực học hỏi đã giúp gia đình anh Tiến thành công đối với mô hình trồng thanh long ruột đỏ. Theo như nhẩm tính: Thanh long ruột đỏ mỗi năm có 5 - 6 lứa ra hoa kết quả. Trung bình mỗi trụ cây một lứa có 5-7 quả, cây sai quả khoảng 10-12 quả, ước khoảng 3- 5kg/1 lứa/1 cây, giá thị trường 40.000 - 50.000đ/1kg, thành tiền 120.000 - 200.000đ. Thu hoạch một cây sẽ thu được 600.000 - 1.000.000đ/1 cây/1 năm. Lợi nhuận từ thanh long ruột đỏ rất cao, hiện được xem là cây trồng tiềm năng, có nhiều nông dân hướng tới./.
Đây là loại cây trồng mới, nhưng được nhiều nông dân lựa chọn vì có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên đảm bảo phát triển sản xuất ổn định và bền vững phải có sự quan tâm của cơ quan ban ngành hỗ trợ tạo điều kiện vay vốn và các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để người dân có niềm tin nhân rộng diện tích.
Đặng Thị Thảo – Chi cục Bảo vệ thực vật

 

 

Các tin khác