Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Sự cần thiết của công tác cắm mốc phạm vi bảo vệ đê điều

Xem với cỡ chữ : A- A A+
 Vài năm trở lại đây, tình trạng vi phạm, lấn chiếm phạm vi bảo vệ đê điều ngày càng có chiều hướng gia tăng và có tính chất phức tạp. Nhiều tổ chức, cá nhân đã sử dụng trái phép hành lang phạm vi bảo vệ đê điều (bao gồm phạm vi đê, kè và hành lang bảo vệ), sử dụng vùng bãi sông cho các mục đích riêng trong khi chưa được các cơ quan quản lý cấp phép, chấp thuận, có nguy cơ gây mất an toàn công trình đê điều và ảnh hưởng lớn đến hành lang thoát lũ các tuyến sông có đê.

 Theo thống kê, số vụ vi phạm hành lang bảo vệ đê điều có 38 trường hợp được phát hiện. Các hành vi vi phạm chủ yếu, như xây dựng các công trình trái phép trong phạm vi bảo vệ đê điều (xây nhà trái phép, xây dựng kiên cố công trình phụ trợ bảo vệ nuôi trồng thuỷ sản, tập kết vật liệu…); tình trạng đổ rác thải trên mặt, mái đê, mái kè còn phổ biến ở các tuyến đê hữu Nhật Lệ (Quảng Ninh), kè hữu Lý Hòa (Bố Trạch), đê tả sông Gianh (TX. Ba Đồn)... Nguyên nhân chính dẫn đến các vi phạm hành lang bảo vệ đê điều là các tuyến đê chưa được cắm mốc xác định chỉ giới hành lang bảo vệ đê trên thực địa của từng tuyến đê.
Nếu các tuyến đê trên địa bàn tỉnh được cắm mốc phạm vi bảo vệ đê điều sẽ giúp chính quyền địa phương và nhân dân biết rõ phạm vi bảo vệ, nhờ đó tình trạng vi phạm sẽ được hạn chế, giúp tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật trong quản lý, xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ đê điều và bảo đảm hành lang an toàn thoát lũ. Thấy được sự cần thiết của việc cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê điều, Chi cục Thủy lợi đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBDN tỉnh phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí khảo sát xây dựng cơ sở dữ liệu và cắm mốc các tuyến đê trên địa bàn tỉnh Quảng Bình với tổng mức 4,895 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3088/QĐ-UBND, ngày 14/8/2019. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí được phê duyệt còn hạn chế nên chưa thể đáp ứng cắm mốc cho tất cả các tuyến đê trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Để sớm hoàn thành công tác cắm mốc phạm vi bảo vệ đê điều, nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh cần xem xét tiếp tục cấp kinh phí để thực hiện việc cắm mốc phạm vi hành lang bảo vệ đê điều đối với các tuyến đê còn lại để công tác quản lý, bảo vệ đê điều thuận lợi, đúng quy định của pháp luật. Cùng với đó, UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai tổ chức cắm mốc km, biển báo các loại và mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê điều trên thực địa theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND ngày 26/10/2016 của UBND tỉnh để nhân dân biết về phạm vi bảo vệ đê điều cũng như tăng cường tuyên truyền sâu rộng những quy định của pháp luật về quản lý bảo vệ đê điều đến mọi người dân để bà con nắm rõ các quy định của pháp luật.

Kè Cảnh Hoá thuộc xã Cảnh Hoá, huyện Tuyên Hoá


Lê Tuấn Anh
Chi cục Thuỷ lợi

 

Các tin khác