Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

“Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Ngày 25/4,  Bộ Nông nghiệp và PTNT  tổ chức Hội nghị “Triển khai Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” nhằm Chào mừng kỷ niệm “Ngày đổi mới sáng tạo thế giới 21-4” và “Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam 18-5” , do đồng chí Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT chủ trì; có các đồng chí lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan.

Tham dự trực tuyến tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình có Đồng chí Mai Văn Minh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, cùng các đại diện lãnh đạo Sở, Ban, ngành.

Đồng chí Mai Văn Minh - GĐ Sở NN và PTNT chỉ trì hội nghị tại Quảng Bình

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe báo cáo đóng góp của KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời được phổ biến, quán triệt thực hiện Chiến lược phát triển KH&CN và Đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp và PTNT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

 Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành động lực quan trọng để xây dựng nền nông nghiệp có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bền vững, thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực và quốc tế, gắn với xây dựng nông thôn mới hiện đại. Xây dựng hệ thống các tổ chức khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp đủ tiềm lực và trình độ tạo ra các luận cứ và sản phẩm khoa học có giá trị cao, tiếp thu chọn lọc và làm chủ các công nghệ tiên tiến của thế giới, chuyển giao ứng dụng, nhân rộng trong thực tiễn sản xuất; góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của nông dân, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.

Toàn cảnh Hội nghị tại điểm cầu Quảng Bình

Định hướng nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên của ngành nông nghiệp đó là:

- Nghiên cứu, phục tráng, lamg chủ công nghệ chọn, tạp, sản xuất và chuyển giao các giống cây trồng, vật nuôi năng suất, ưu tiên giống chất lượng cao, có khả năng chống bệnh và thích ứng với các điều kiện bất thuận; xây dựng thương hiệu, tạo lập vị thế cho nông sản Việt Nam.

- Nghiên cứu, ứng dụng, phát triển các quy trình, công nghệ cao, công nghệ mới, công nghệ số…để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính; công nghệ chế biến sâu, công nghệ bảo quản, giảm tổn thất, lãng phí trong hệ thống sản xuất; ứng dụng phát triển và làm chủ các vật liệu mới, thiết bị công nghệ tiên tiến trong dự báo, đánh giá, điều tiết nguồn nước, giám sát, công nghệ kỹ thuật xây dựng và quản lý vận hành hiệu quả công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai.

- Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghệ số trong các khâu của chuỗi giá trị, kết nối đồng bộ với các ngành, lĩnh vực để hình thành nền sản xuất nông nghiệp thông minh; sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, lao động, nâng cao giá trị, sứ cạnh tranh và phát triển bền vững của ngành.

- Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ, mô hình sản xuất nông nghiệp mới làm hình mẫu cho các vùng chuyên canh, đáp ứng các yêu cầu thị trường như: nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh, tiết kiệm tài nguyên và giảm thải; nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thôn minh, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp kết hợp công nghiệp (chế biến nông sản, tái chế phế, phụ phẩm, sản xuất năng lượng tái tạo…), nông nghiệp kết hợp với dịch vụ (du lịch trải nghiệm, dịch vụ bảo vệ môi trường, dịch vụ đào tạo và cung cấp chuyển giao công nghệ, dịch vụ kinh doanh nông sản…).

- Xây dựng và phát triển, đổi mới các cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh foanh; xây dựng và phát triển thương hiệu và tham gia hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị trong và người nước. Chính sách đồng bộ để phát triển nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp số, nông nghiệp chia sẻ…

- Ưu tiên các nhiệm vụ khoa học và công nghệ huy động và khai thác nguồn lực đầu tư từ xã hội cho nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, sản phẩm nghiên cứu có thể thúc đẩy thương mại hóa và nhanh chóng đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tế./.

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh “Ứng dụng KHCN trong nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái..không chỉ là tăng năng suất, tăng chất lượng mà cốt lõi là phải tăng giá trị”.

Chính vì vậy, việc ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ và Đổi mới sáng tạo vào trong nông nghiệp, nông thôn sẽ tạo động lực quan trọng để người sản xuất tích cực tìm tòi, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Khi ý thức được vai trò của khoa học - công nghệ, người lao động nông thôn sẽ tìm cách thay đổi tập quán sản xuất, cách thức làm việc cho phù hợp.

 

                                                  Thanh Nga – Phòng KHCNMT&HTQT

Các tin khác