Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Những quy định về thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Trong những năm qua, chăn nuôi tỉnh ta đã có những bước phát triển tích cực cả về số lượng và chất lượng theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, trang trại, công nghiệp. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng và tỷ trọng chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và xuất bán ra ngoại tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 427 trang trại chăn nuôi, trong đó có 07 trang trại chăn nuôi quy mô lớn, 96 trang trại quy mô vừa, 324 trang trại quy mô nhỏ, khoảng hơn 141.092 hộ chăn nuôi và số lượng vật nuôi chiếm khoảng 75% tổng đàn vật nuôi toàn tỉnh.

Việc kê khai hoạt động chăn nuôi được quy định tại khoản 1, Điều 54 của Luật Chăn nuôi: "Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi với UBND cấp xã”. Tại thông số 18/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 có nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/TT-BNNPTNT, tại khoản 3, Điều 1 quy định tổ chức, cá nhân chăn nuôi thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư phải kê khai định kỳ 02 lần/năm (kỳ kê khai 6 tháng đầu năm, gửi kê khai từ ngày 25 tháng 6 đến ngày 30 tháng 6; kỳ kê khai 6 tháng cuối năm, gửi kê khai từ ngày 25 tháng 12 đến ngày 31 tháng 12 của năm kê khai) và kê khai đột xuất trong thời hạn 03 ngày kể từ khi nhập về nuôi mới hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Tuy nhiên hiện nay, người chăn nuôi còn đang thờ ơ, chưa chú trọng và chủ động trong việc kê khai hoạt động chăn nuôi với UBND cấp xã, một số hộ chăn nuôi chưa nắm rõ Luật Chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn, điều này phần nào ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước, công tác kiểm soát dịch bệnh gia súc, gia cầm và định hướng phát triển chăn nuôi của tỉnh.

Kê khai hoạt động chăn nuôi là nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 57 Luật Chăn nuôi 2020 và được nhà nước hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất khi bị thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật. Ngoài ra việc kê khai hoạt động chăn nuôi còn giúp nhà nước thống kê, đưa ra các định hướng, chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo từng thời kỳ, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Để thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo Thông tư số 18/2023/TT-BNNPTNT có hiệu quả, kính đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục tuyên truyền, vận động và hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

Xin gửi kèm mẫu kê khai hoạt động chăn nuôi như sau (Tải về)

Các tin khác