Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 1. Chọn địa điểm
- Chủ động nguồn nước cấp, độ mặn không quá 10‰.
- Giao thông thuận tiện, có lưới điện, tránh các vùng ô nhiễm, an ninh tốt…
2. Xây dựng ao
- Ao hình chữ nhật hoặc hình vuông, diện tích từ 3.000- 5.000m2. Bờ ao gia cố chắc chắn, đủ cao để tránh được lũ tiểu mản, giữ được mức nước trong ao từ 1-1,5m.
- Trước các cống lấy nước cần có lưới, đăng che chắn, xung quanh làm lưới chắn trên bờ ao để ngăn địch hại.
- Tùy vào diện tích, mỗi ao cần bố trí 2-4 giàn quạt, số lượng 12-15 cánh mỗi giàn.
3. Chuẩn bị ao nuôi
- Tháo cạn ao, loại bỏ địch hại, san phẳng đáy ao, lấp các hang hốc, chừa lớp bùn đáy dày 3- 5cm.
- Bón vôi đều khắp đáy ao, liều lượng 7-10 kg/100 m2 (pH từ 5,5-6) hoặc 15- 20 kg/100m2 (pH 4,5- 5). Phơi đáy trong vòng 1 tuần.
- Cấp nước vào ao nuôi (qua túi lọc bằng vải dày) đạt độ cao từ 1,0- 1,2 m.
- Diệt tạp bằng Saponin, sau 2- 3 ngày diệt khuẩn nước trong ao vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối bằng Iodine liều lượng 1 lít/3.000-5.000 m3 nước.
- Thả chà (nhánh cây khô, rụng lá, không chát) làm nơi trú ẩn cho tôm.
4. Gây màu nước
Có thể áp dụng gây màu nước theo cách sau:
- Mật đường + cám gạo + EM gốc (tỷ lệ 3:1:3) ủ 24-48 tiếng, tạt 2-3 kg/1.000m3 nước ao, thực hiện liên tục trong 3 ngày.
- Sau 3- 4 ngày khi màu nước trong có màu vàng, xanh lá chuối non hoặc màu vỏ đỗ thì tiến hành thả giống. Kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi (độ mặn, độ trong, pH…) trước khi thả giống.
5. Chọn và thả giống
- Chọn giống: Tôm được sản xuất nhân tạo ở cơ sở có uy tín (giống toàn đực), có nguồn gốc rõ ràng, kích cỡ đồng đều ≥ 13mm/con, màu xám nhạt hoặc màu xám trong, phản ứng nhanh với chướng ngại vật.
- Mật độ thả bán thâm canh: 10 con/m2.
- Thả giống vào lúc trời mát, trước khi thả giống cần thuần hoá độ mặn giữa bể ương và ao nuôi để tránh tôm bị sốc hao hụt tôm sau khi thả.
6. Thức ăn và cách cho ăn
- Thức ăn: Ngoài tự nhiên tôm càng xanh là loài ăn tạp nó sử dụng nhiều loại động vật khác nhau để làm thức ăn như nhuyễn thể, giáp xác đến tảo sợi. Trong điều kiện nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp cho tôm sú hoặc tôm thẻ chân trắng, độ đạm ≥36%. Ngoài ra có thể sử dụng xen thêm mầm lúa, cá tạp để cho ăn nhằm hạ giá thành.
- Cách cho ăn: Cho ăn từ 2-3 lần/ngày tùy theo từng giai đoạn, vào buổi sáng và chiều mát. Liều lượng cho ăn (cho 100.000 con giống): Ngày đầu tiên cho ăn 1,2 kg sau đó tăng dần, lượng thức ăn cho ăn được xác định dựa vào khả năng bắt mồi của tôm, thời tiết, thông qua thức ăn còn lại trong vó, hết thì tăng thêm, nếu dư thì giảm đi.
7.Chăm sóc, quản lý
- Hàng ngày theo dõi hoạt động của tôm, khả năng bắt mồi, tình hình thời tiết, phát hiện kịp thời các triệu chứng bất thường để có biện pháp xử lý.
- Định kỳ bổ sung thêm vitamin C và khoáng để tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.
- Cần chủ động thay nước thường xuyên, lượng nước thay từ 20-30% nước trong ao.
- Định kỳ sử dụng thuốc diệt khuẩn nước, men xử lý đáy cải thiện nền đáy.
- Hàng tuần cần chài tôm để quan sát đường ruột nhằm đánh giá mức độ bắt mồi, những dấu hiệu của bệnh trên tôm (quan sát mang, màu sắc, khối cơ, những biến dạng khác của tôm…)
8. Thu hoạch
Sau thời gian nuôi 5-6 tháng, tôm đạt kích cỡ từ 20-25con/kg tiến hành thu hoạch, có thể thu tỉa hoặc thu toàn bộ.

 

Tôm càng xanh toàn đực


Ao nuôi tôm cần gia cố bờ ao chắc chắn đủ cao để tránh lũ tiểu mãn


Hồ Thị Thủy
Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư

 

Các tin khác