Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Chuyển hoá rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn nhằm đạt “mục tiêu kép”

Xem với cỡ chữ : A- A A+
 Quảng Bình có diện tích rừng và đất lâm nghiệp tương đối lớn, tuy nhiên rừng trồng ở tỉnh Quảng Bình phần lớn là rừng sản xuất gỗ nhỏ, chu kỳ ngắn, chưa chú trọng thâm canh nên hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Do vậy, việc chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn không những nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu, tăng tính phòng hộ của rừng.

 Hiện nay tập quán đa số của người trồng rừng chủ yếu là sản xuất gỗ nhỏ với chu kỳ khai thác từ 5-6 năm, năng suất chỉ đạt khoảng 60-70 m3/ha, hiệu quả kinh tế từ nghề rừng chưa cao. Nhằm nâng cao giá trị kinh tế, thì việc tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật để người dân hiểu rõ lợi ích của việc giữ lại rừng sau 10 năm khai thác, năng suất đạt từ 170-200 m3/ha là rất cần thiết, bởi lợi nhuận từ rừng gỗ lớn cao hơn nhiều lần so với trồng rừng gỗ nhỏ, tùy theo tuổi khai thác và đường kính cây. Mặt khác, việc trồng rừng gỗ nhỏ cũng đòi hỏi phải tái đầu tư chi phí giống, công trồng, chăm sóc ban đầu và có nguy cơ cháy rừng cao hơn so với rừng gỗ lớn.
Chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn đang là xu hướng trên thế giới và cũng là giải pháp quan trọng để thay đổi thực trạng kinh doanh lâm nghiệp hiện nay. Để phát triển mô hình chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn có lợi ích kép này, thời gian qua Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các đơn vị cơ sở, các địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền về hiệu quả kinh tế, môi trường. Đồng thời tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chuyển đổi rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn cho người dân nhằm từng bước thay đổi nhận thức trong sản xuất lâm nghiệp, phát triển diện tích rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh, tương xứng với tiềm năng sẵn có tại địa phương.


Nguyễn Đăng Sơn
Trung tâm Quy hoạch thiết kế NLTS

Các tin khác