Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Sở Nông nghiệp và PTNT: chủ động ứng phó với bão CONSON và mưa lớn

Xem với cỡ chữ : A- A A+
 Theo bản tin của Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, hiện nay ở vùng biển Đông Nam Philippin đang xuất hiện cơn bão CONSON với sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 10; dự báo bão sẽ đi vào khu vực phía Bắc biển Đông trong đêm 08/9 đến ngày 09/9 và có khả năng mạnh thêm. Bão có khả năng đổ bộ vào miền Bắc nước ta và gây ra một đợt mưa lớn trên diện rộng ở các tỉnh miền Bắc. Đêm 06/8, do ảnh hưởng của phía bắc dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua khu vực Nam Trung Bộ. Trên cao Áp cao cận nhiệt đới có cường độ ổn định, nên khu vực Quảng Bình đã có mưa, có nơi mưa vừa đến mưa to. Lượng mưa 12 giờ qua phổ biến từ 10 - 30mm; riêng Đồng Hới 124mm, Việt Trung 66mm. Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió Đông mạnh, từ đêm 07/9 đến ngày 09/9, khu vực đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa từ 100-150mm/đợt, có nơi trên 200mm/đợt. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng cục bộ tại các vùng trũng thấp, các khu đô thị như Thị xã Ba đồn, Tp Đồng Hới.

 Để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai, BCH Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT-TKCN kiêm phòng thủ dân sự tỉnh vừa có công văn đề nghị BCH và PCTT các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các nội dung công tác ứng phó, theo đó nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện nghiêm túc Công điện số 13/CĐ-UBND ngày 05/9/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sẵn sàng ứng phó với thiên tai trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp; Công văn số /VPTT ngày 06/9/2021 Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT; Công văn số 75/VPTT ngày 07/9/2021 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn kiêm BCH phòng thủ dân sự tỉnh.

Chi cục Thủy sản theo dõi chặt chẽ các bản tin về bão, thông tin kịp thời hướng di chuyển của bão; hướng dẫn, kêu gọi các phương tiện đang hoạt động trên biển chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không đi vào vùng nguy hiểm, nhất là tàu thuyền đang hoạt động trong vùng nguy hiểm cần khẩn trương vào bờ hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn, đảm bảo an toàn và có kế hoạch sản xuất phù hợp; Tập trung rà soát, kiểm đếm các phương tiện, tàu thuyền; theo dõi chặt chẽ,; giữ liên lạc thường xuyên với các chủ phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền; tổ chức hướng dẫn, sắp xếp neo đậu tàu thuyền, không để tàu thuyền hư hỏng do va chạm khi neo đậu; Sẵn sàng các biện pháp đảm bảo an toàn các lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển
Chi cục Thủy lợi hướng dẫn, chỉ đạo chỉ đạo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi và UBND các huyện, thành phố, thị xã theo dõi chặt chẽ lượng mưa để vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn vùng hạ du, công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập thủy lợi, nhất là công trình xung yếu, đang thi công sửa chữa; bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Ban QLDA ngành Nông nghiệp & PTNT theo dõi chặt chẽ thông tin thời tiết, dự báo của các cơ quan khí tượng thủy văn, chỉ đạo đôn đốc các nhà thầu thi công tập trung nhân lực máy móc thiết bị, đẩy nhanh các hạng mục chính, hạng mục phòng chống lũ, chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho công trình, người và tài sản trong phạm vi quản lý.
Các đơn vị khác theo chức năng nhiệm vụ của mình, nắm bắt diễn biến tình hình thời tiết, kiểm tra rà soát và đảm bảo kế hoạch sản xuất; Sẵn sàng phương án chằng chống, gia cố trụ sở, lán trại…
Tổ chức trực ban 24/24h và thường xuyên báo cáo về Văn phòng Sở. Sở yêu cầu quá trình triển khai thực hiện cần tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch covid-19 theo quy định.
 
 
Nhiều tàu cá đã đến nơi neo đậu an toàn
Phòng Thông tin – Tuyên truyền
 

Các tin khác