Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất để trồng lại rừng có năng suất, chất lượng cao hơn

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 Những năm gần đây, trên địa bàn toàn tỉnh, phong trào trồng cây, trồng rừng phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, nhằm góp phần phát triển kinh tế địa phương, gắn kết giữ sản xuất và phát triển bền vững là một nhu cầu cần thiết. Hiện nay, các diện tích đất không có rừng ngày càng thu hẹp, diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo kiệt có hiệu quả kinh tế thấp còn nhiều, việc cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất là một giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

 Để giúp người dân, nhất là ở miền núi như các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa có diện tích đất để phát triển kinh tế giảm áp lực vào rừng, vừa qua, UBND tỉnh đã phê duyệt Kế hoạch cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất đến năm 2020 trên toàn tỉnh là 33.561,3 ha, đây là cơ sở pháp lý để các địa phương thuê tư vấn chuyên ngành điều tra, khảo sát, lập dự án và thiết kế chi tiết đến từng lô theo đúng nội dung và trình tự quy định tại Thông tư số 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất.
Việc cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất để giúp người dân có đất trồng rừng sản xuất, phát triển kinh tế có sự ưu tiên nhóm người dễ bị tổn thương đặt biệt là hộ nghèo, đồng bào dân tộc, là một chủ trương lớn góp phần thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015-2020. Trong đó, tập trung công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt chú trọng cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt, giải quyết vấn đề đất sản xuất, tăng thu nhập cho các hộ dân, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp một cách có hiệu quả; khai thác tốt tiềm năng đất sản xuất lâm nghiệp hiện có trên địa bàn để phát triển kinh tế đi đôi với tăng cường khả năng phòng hộ của rừng, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân được giao đất lâm nghiệp, góp phần giảm nghèo bền vững, gắn với thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là mục tiêu để phát triển bền vững.

Nguyễn Đăng Sơn- Trung tâm TKQHNLN

Các tin khác