Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Sở Nông nghiệp và PTNT: Tổ chức hội nghị chuyên đề về phát triển cây cao su

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Cây cao su được đưa về trồng trên vùng đất Quảng Bình từ năm 1960, đến nay đã qua hơn 60 năm, cây cao su đã mang lại hiệu quả và giá trị kinh tế cao hơn hẳn nhiều loại cây trồng khác. Cây cao su phân bố rộng trên vùng đồi núi của tỉnh, đã giải quyết được công ăn việc làm, tăng thu nhập cho bà con, gắn lợi ích kinh tế hộ với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, từ cuối năm 2013 đến nay việc sản xuất cao su ở tỉnh ta gặp nhiều khó khăn. Sau những thiệt hại rất lớn từ cơn bão số 10 (năm 2013) gây ra, tiếp theo là giá mủ cao su liên tục giảm mạnh cho đến nay chưa có dấu hiệu hồi phục đã ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập và đời sống của người trồng cao su. Hiện tại, giá mủ cao su chỉ bằng 1/3 so với thời kỳ cao điểm và thấp hơn so với giá thành, gây ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập và đời sống của người trồng cao su.

 

Toàn cảnh hội nghị
Trước tình hình đó, vừa qua, Sở Nông nghiệp-PTNT phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tổ chức hội nghị chuyên đề về phát triển cây cao su  nhằm tham mưu cho UBND tỉnh về chủ trương, định hướng phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh năm 2016 và những năm tiếp theo.
Tại hội nghị, các đại biểu đã có nhiều ý kiến đóng góp, như: việc phát triển cây cao su phải tuân theo quy hoạch và kế hoạch cụ thể để đảm bảo phát triển bền vững, ổn định. Trước mắt cần ưu tiên trồng tái canh trên diện tích bị thiệt hại do bão và chuyển đổi những vùng đất có điều kiện thuận lợi, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đối với cây cao su. Những vùng đất không phù hợp hoặc không thuận lợi cho việc trồng cao su cần chuyển đổi sang những cây trồng khác phù hợp hơn để thay thế.
Chăm sóc cao su tại Nông trường Lệ Ninh, huyện Lệ Thủy
Trên cơ sở quy hoạch phát triển cao su của tỉnh và kế hoạch trồng mới cao su của các địa phương, năm 2016 dự kiến diện tích trồng mới khoảng 600-700ha, trong đó cao su tiểu điền khoảng 200-300 ha, chủ yếu trồng tái canh trên diện tích bị thiệt hại do bão chưa phục hồi được; cao su đại điền khoảng 300-400ha trên diện tích đất tái canh của hai công ty cao su và một số diện tích chuyển đổi theo quy hoạch của tỉnh. Vấn đề đặt ra là phải xem xét để định hướng phát triển cây cao su trong năm 2016 và các năm tiếp theo như thế nào để giảm thiểu tác động xấu do giá cao su giảm.
Đồng thời, khai thác tốt tiềm năng đất đai, phát triển trồng xen canh với các loại cây trồng hợp lý, có hiệu quả nhằm nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích trong thời kỳ cao su kiến thiết cơ bản để nâng cao thu nhập, giải quyết khó khăn trước mắt cho người trồng cao su…

Thùy Trang