Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất cao su kém hiệu quả

Xem với cỡ chữ : A- A A+
 Cây cao su được xem là “vàng trắng” của vùng gò đồi các tỉnh duyên hải miền Trung. Mặc dù không còn trong thời kỳ đỉnh cao, nhưng cây cao su vẫn khẳng định được giá trị kinh tế và đem lại lợi nhuận cao, giúp người dân thoát nghèo, có thu nhập ổn định.

  Tuy nhiên, trong những năm qua, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết có nhiều thay đổi, tần suất các cơn bão xuất hiện ngày càng nhiều, cường độ bão lớn, ảnh hưởng lớn đến phát triển cao su. Từ năm 2013 đến nay, sản xuất cao su của tỉnh gặp nhiều khó khăn do cơn bão năm 2013, năm 2017 đã làm gãy đổ hơn 10.000 ha cao su, bên cạnh đó giá mủ cao su xuống thấp, không đủ chi phí để đầu tư chăm sóc dẫn đến phục hồi vườn cây cao su sau bão và trồng mới cao su đã giảm sút lớn.

Để có định hướng phát triển cho vùng gò đồi nói chung và vùng cao su nói riêng trong điều kiện thời tiết ngày càng cực đoan và thị trường mủ cao su có nhiều bất lợi, việc điều tra, đánh giá thực trạng phát triển cao su cần được thực hiện cụ thể để có định hướng chuyển đổi theo loài cây trồng trên đất cao su kém hiệu quả nhằm khai thác lợi thế, tiềm năng của từng vùng trên địa bàn toàn tỉnh; phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với quá trình tái cơ cấu ngành, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
 
                                                                                   Nguyễn Đăng Sơn
                                                                       Trung tâm QHTKNLN-TS

Các tin khác