Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Hiệu quả từ các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Xem với cỡ chữ : A- A A+
 Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp tạo ra nguồn sản phẩm hàng hóa có năng suất, chất lượng và giá trị cao, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội là xu hướng tất yếu của sản xuất nông nghiệp hiện nay.

 Theo ông Lê xuân Tứ, Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi được nhiều người quan tâm, các mô hình được Chi cục triển khai thực nhằm mục đích giới thiệu, chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt, tạo tiền đề hình thành và phát triển các vùng sản xuất rau, hoa, củ, quả tập trung, làm hạt nhân cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh, năm 2020-2021, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hỗ trợ thực hiện mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Theo đó, mô hình liên kết sản xuất trồng mít ruột đỏ trên vùng đất gò đồi sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt Israel quy mô 6 ha tại thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện bố Trạch. Hỗ trợ xây dựng 08 nhà lưới sản xuất rau an toàn tại 06 huyện thị xã, thành phố với quy mô diện tích gần 1000 m2/nhà lưới.
Ông Võ Minh Sáng ở phường Quảng Long, thị xã Ba Đồn, là một trong các hộ thực hiện mô hình chia sẻ: “So với sản xuất truyền thống, sản xuất rau, quả trong nhà lưới cây trồng ít sâu bệnh, ít chịu tác động của khí hậu, giảm công lao động, năng suất cây trồng cao, trong đó dưa lê, dưa lưới có trọng lượng quả trung bình từ 1,6-1,8 kg/quả; dưa leo, mướp đắng trọng lượng quả trung bình 0,2-0,3kg/quả, quả đẹp đều. Vụ vừa rồi gia đình ông thu được lợi nhuận trên 35 triệu đồng”.
Mô hình trồng rau trong nhà lưới ứng dụng công nghệ cao của gia đình anh Nguyễn Thành Trung ở xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh chủ yếu trồng các loại dưa lưới, mướp đắng cho năng suất cao, chất lượng tốt. Năm nay, anh Trung mạnh dạn trồng thử nghiệm cây măng tây và sẽ tìm hiểu thêm một số cây trồng khác được thị trường ưa chuộng, có giá trị kinh tế cao áp dụng cách thức canh tác hiện đại để phát triển sản xuất. Mặc dù do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, gia đình ông chỉ cung cấp tiêu thụ sản phẩn phẩm trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, khách hàng thường chọn sản phẩm sạch, an toàn nên năm qua nguồn thu nhập của gia đình từ trồng trọt khá ổn định.
“Thông qua các mô hình, bước đầu đã làm thay đổi tư duy sản xuất cho nông dân, sản phẩm được đánh giá cao, tính hiệu quả và bền vững của mô hình được xác định”- Ông Lê Xuân Tứ khẳng định.
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất là yêu cầu tất yếu khách quan của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất trong những năm qua chính là tín hiệu vui đối với nền nông nghiệp tỉnh ta, khuyến khích các thành phần kinh tế chuyển đổi phương thức sản xuất, ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm tăng giá trị, chất lượng sản phẩm hàng hóa nông sản.


Hoàng Nguyệt
Chi cục Trồng trọt và BVTV

Các tin khác