Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Nông nghiệp Quảng Bình vượt khó giữa đại dịch Covid-19

Xem với cỡ chữ : A- A A+
 Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của trận lũ lụt lịch sử tháng 10/2020 và dịch bệnh Covid-19 gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp, làm “đứt gãy”, gián đoạn chuỗi cung ứng… Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng với sự nỗ lực của bà con nông dân nên sản xuất nông nghiệp Quảng Bình năm 2021 vẫn đạt được kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.

 Trên lĩnh vực trồng trọt, nhờ được sự hướng dẫn, chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị trực thuộc, sự bám sát địa bàn của các địa phương nên đã triển khai sản xuất đúng khung lịch thời vụ, đảm bảo gieo trồng hết diện tích. Nhờ đó, sản lượng lương thực tỉnh Quảng Bình năm 2021 đạt trên 32,1 vạn tấn, đạt 110,9% kế hoạch, tăng 8% so với cùng kỳ.
Cùng với việc năng cao chất lượng giống, việc thực hiện chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác cũng được ngành Nông nghiệp quan tâm. Trong năm, Sở Nông nghiệp và PTNT đã hỗ trợ các địa phương chuyển đổi 225ha đất kém hiệu quả sang trồng các cây khác và 72 ha đất gò đồi qua trồng cây ăn quả, hồ tiêu, dược liệu. Sở cũng đã đứng ra kêu gọi, hỗ trợ doanh nghiệp liên kết với nông dân, các hợp tác xã sản xuất theo cánh đồng lớn với diện tích 7.270 ha, tăng 0,5 so với cùng kỳ; trong đó, sản lượng được doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh liên kết bao tiêu chiếm khoảng 90%.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhờ tranh thủ giống vật nuôi do Trung ương hỗ trợ sau lũ, Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình đã hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương khôi phục tổng đàn. Trong 6 tháng đầu năm 2021, đàn lợn toàn tỉnh có sự phục hồi rõ nét, tăng 8% so với vùng kỳ. Tuy nhiên, cuối tháng 8, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, nhu cầu tiêu dùng giảm nên giá thịt lợn hơi trong tỉnh giảm sâu, tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến người chăn nuôi.
Trước những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, kịp thời gỡ khó cho nông dân, doanh nghiệp sản xuất, Sở Nông nghiệp nhanh chóng thành lập Tổ công tác 490 để hỗ trợ thúc đẩy sản xuất, kết nối cung ứng, tiêu thụ nông sản cho người dân. Với việc công bố đường dây nóng để tiếp nhận thông tin, kịp thời tháo gỡ, xử lý các tình huống khó khăn nhằm ổn định sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ nông sản được thuận lợi, thông suất, an toàn, phòng, chống dịch Covid-19.
Hiện nay, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi -Thú y tỉnh thực hiện một số chính sách hỗ trợ, tái đàn, tổ chức lại sản xuất phù hợp theo hướng an toàn, kiểm soát tốt dịch bệnh, chăn nuôi dự kiến tăng trưởng mạnh trở lại vào cuối năm 2021. Để chuẩn bị nguồn cung thịt lợn cho những tháng cuối năm và dịp tết Nguyên đán, các địa phương cũng đang tập trung tái đàn tại các hộ chăn nuôi quy mô lớn, có đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu chăn nuôi an toàn.
Nuôi trồng thuỷ sản từng bước phát triển theo hướng chuyển đổi mạnh sang thâm canh, công nghệ cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là nuôi tôm thâm canh, công nghệ cao trên cát theo tiêu chuẩn VietGAP; đẩy mạnh nuôi thủy sản nâng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 6.549 ha, tương đương cùng kỳ và sản lượng nuôi đạt 13.538,2 tấn, tăng 1,6% so với năm trước. Công tác kiểm dịch được tăng cường, hạn chế tối đa dịch bệnh trên tôm nuôi, phạm vi số xã bị bệnh thấp hơn 04 lần so với năm 2020, diện tích bị bệnh là 2,7 ha, giảm 94% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục khuyến khích thực hiện sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, áp dụng công nghệ cao, ưu tiên các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao. Đến nay, toàn tỉnh có 45 cơ sở được chứng nhận VietGAP; 60 cơ sở gắn tem truy xuất nguồn gốc cho khoảng 120 sản phẩm. Các sản phẩm đảm bảo an toàn, gắn tem truy xuất nguồn gốc hiện được bày bán tại của hàng kinh doanh nông sản sản, hệ thống siêu thị trong và ngoài tỉnh.
Năm 2022, để phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng giá trị gia tăng, bền vững, đáp ứng nhu cầu thị trường gắn với việc đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục chỉ đạo phục hồi, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp gắn với phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh Covid-19; đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngành gắn với xây dựng nông thôn mới, chú trọng phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ...

Ngành nông nghiệp Quảng Bình đầu tư phát triển công nghệ cao


Tố Linh

 

Các tin khác