Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Tập trung thực hiện chuyển đổi số ngành Nông nghiệp đồng bộ, toàn diện theo hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thông minh

Xem với cỡ chữ : A- A A+
  Đó là mục tiêu được nêu tại Kế hoạch số 2065/KH-SNN ban hành ngày 19/8/2022 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

 Theo đó, mục tiêu cụ thể của Kế hoạch nhằm đạt chỉ tiêu cơ bản đến năm 2025, đó là: 100% cơ quan, đơn vị được trang bị các trang thiết bị, nâng cấp hạ tầng đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số trong hoạt động quản lý điều hành; 100% thủ tục hành chính (TTHC) của ngành thuộc phạm vi công bố của UBND tỉnh được cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4; tỷ lệ hồ sơ TTHC nộp trực tuyến trên 50%; tối thiểu 80% hồ sơ TTHC được xử lý hoàn toàn trực tuyến; tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC; hình hành cơ sở dữ liệu (CSDL) số nông nghiệp về quy hoạch, thống kê, báo cáo, phân tích số liệu phục vụ chỉ đạo điều hành được tích hợp kết nối, chia sẻ trên Hệ thống dữ liệu dùng chung và nền tảng dữ liệu mở của tỉnh…

Bên cạnh mục tiêu về phát triển chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số, Kế hoạch còn hướng đến phát triển kinh tế số, xã hội số, cụ thể: 100% các sản phẩm OCOP, 50% sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực được hỗ trợ giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử; 100% các sản phẩm OCOP thực hiện truy xuất nguồn gốc; phấn đấu có từ 4.000 - 5.000 ha lúa sử dụng thiết bị bay không người lái trong chăm sóc, phòng trừ dịch hại; 300 - 500 ha cây trồng cạn, cây dược liệu, cây ăn quả, hồ tiêu… áp dụng biện pháp tưới thông minh kết nối internet vạn vật (IoT); xây dựng thí điểm 01 - 02 mô hình sản xuất kết nối nông nghiệp thông minh, quản lý theo chuỗi, kết nối sản xuất với tiêu thụ nông sản…

Để đạt chỉ tiêu đề ra, các phòng, đơn vị thuộc Sở tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức đến toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành, xác định chuyển đổi số trong nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ ưu tiên, trọng tâm để thực hiện thành công tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao sức cạnh tranh, giá trị gia tăng, phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới; vận động người dân, doanh nghiệp tham gia chương trình, dự án nông nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ cao và tuân thủ quy trình, kỹ thuật về phát triển nông nghiệp công nghệ cao; từng bước thay đổi nhận thức, hành động, thói quen canh tác theo phương pháp truyền thống...

Song song với đó, các phòng, ban, đơn vị chủ động triển khai mô hình “Cơ quan số”, áp dụng công nghệ để kiểm soát toàn diện từ quản lý hành chính đến quản lý công việc; tổ chức số hóa dữ liệu quản lý theo chuyên ngành tại các đơn vị theo lộ trình, đảm bảo hoàn thiện hệ thống thông tin chuyên ngành trên nền tảng số hóa và vận hành bởi quy trình số; xây dựng thí điểm mô hình sản xuất kết nối nông nghiệp thông minh, quản lý theo chuỗi, kết nối sản xuất với tiêu thụ nông sản, ứng dụng công nghệ số để tự động hóa một số quy trình sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, ứng dụng IoT để hỗ trợ theo dõi, giám sát và hỗ trợ tự động hóa quá trình canh tác, sản xuất nông nghiệp...

Kế hoạch nhằm tập trung thực hiện chuyển đổi số ngành Nông nghiệp đồng bộ, toàn diện theo hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thông minh; quản lý nông nghiệp dựa trên công nghệ số thông qua nền tảng dữ liệu số; ứng dụng công nghệ số để tự động hóa quy trình, cung cấp thông tin liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (môi trường, thời tiết, chất lượng đất sản xuất, nguồn gốc nông sản…); đẩy mạnh liên kết vùng, khu vực đối với chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm; phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp cũng như tham gia bảo đảm an toàn thông tin.

Nguồn: Cổng TTĐT Quảng Bình

Các tin khác