Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Nuôi tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn trong ao lót bạt tại vùng ảnh hưởng thiên tai

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Năm 2023, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Quảng Bình phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn trong ao lót bạt cho người dân vùng ảnh hưởng thiên tai bão lũ. Bước đầu, mô hình đã đạt được những kết quả đáng kể, đồng thời được người dân, chính quyền địa phương đánh giá cao về tính hiệu quả…

Mô hình thực hiện với quy mô 1ha ở 4 hộ nuôi tại xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh. Đây là vùng nuôi tôm lâu năm, thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai bão lũ, người dân chủ yếu nuôi trong ao đất, môi trường ngày càng tích tụ bị ô nhiễm, dịch bệnh thường xuyên đe dọa làm ảnh hưởng quá trình nuôi, do vậy, hiệu quả mang lại không cao. Mặt khác, chi phí đầu tư cơ sở vật chất ban đầu để nuôi tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn trên ao lót bạt cao hơn so với nuôi tôm truyền thống, bởi vậy, người dân ở địa phương không dám mạnh dạn đầu tư.

Trong quá trình triển khai thực hiện mô hình, nhờ sự hỗ trợ của Trung tâm KN-KN tỉnh, chính quyền địa phương cũng như quyết tâm của những hộ gia đình thực hiện, mô hình đã đưa lại kết quả nhất định, từng bước thay đổi nhận thức của người dân; đồng thời thông qua mô hình giúp người dân áp dụng các giải pháp công nghệ nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, hạn chế dịch bệnh, giảm thiệt hại của thiên tai, góp phần phát triển sinh kế cho người dân vùng bão, lũ.

Ông Hà Quang Hải (xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh) hiện đang nuôi tôm với diện tích 2.500m2. Trước đây, ông Hải nuôi tôm theo phương pháp truyền thống, song rủi ro khá cao, đặc biệt là vào mùa mưa. Năm 2023, được sự hỗ trợ của trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư, ông Hải đã đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn (áp dụng các giải pháp công nghệ, xây dựng bể nổi, lót bạt nền ao, lắp đặt hệ thống mái che, máy sục khí, quạt...) nhờ đó, việc nuôi tôm thuận lợi hơn trước rất nhiều, việc ứng phó với mưa lũ cũng chủ độg hơn, có thể tính toán để tăng vụ nuôi tăng thêm thu nhập. Kết quả vụ nuôi vừa qua năng suất bình quân trên 13 tấn, trừ chi phí mang lại thu nhập khoảng 140 triệu đồng.

“Chuyển qua nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn trong lót bạt như thế này thì an toàn hơn và nâng được số vụ trong năm lên, khi nuôi tôm 2 giai đoạn thì rủi ro về thời tiết đã giảm tối đa và kết quả thu được cũng ổn định hơn trước rất nhiều”, ông Hải cho hay.

Còn theo ông Hà Quang Nghĩa, cũng là hộ thực hiện mô hình, nếu nuôi theo truyền thống thì gặp rủi ro rất lớn từ dịch bệnh và nguồn nước đầu vào, nhất là trong mùa mưa. Nhưng với mô hình nuôi tôm chân trắng 2 giai đoạn sẽ cải tiến, đặc biệt gia đoạn ương, giúp kiểm soát tốt môi trường nuôi, loại bỏ phần lớn các yếu tố nguy cơ về dịch bệnh, giúp an toàn khi nuôi và giảm rủi ro. Vì thế lợi nhuận tăng lên và năng suất cao hơn bà con nuôi truyền thống.

Bà Hồ Thị Thủy, Phó trưởng Phòng Chăn nuôi-Thủy sản cho biết: Trước đây, sau khi vụ chính kế thúc, do ao nuôi thấp gần sông nếu mưa lớn nhiều ngày sẽ gây ngập nên các hộ dân thường để trống ao hồ. Nhưng năm nay, các hộ đã đầu tư ao nuôi 2 giai đoạn bể nổi cao để ứng phó khi có mưa lũ sớm. Trung tâm đã chọn 4 hộ gia đình với quy mô diện tích 1ha ở vùng nuôi tôm xã Hàm Ninh thực hiện mô hình. Với phương pháp nuôi theo hai giai đoạn, môi trường nước được kiểm soát chặt chẽ, quá trình nuôi ít chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết, nên có thể thả giống quanh năm. Việc áp dụng giải pháp công nghệ nuôi giúp tăng năng suất, giảm thiểu rủi ro do thiên tai. Bão lũ, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai.

Thấy được kết quả của mô hình, nhiều hộ nuôi tôm trong vùng đã quan tâm, tham quan học hỏi và áp dụng vào sản xuất thực tiễn cho hiệu quả đáng kể.

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn tại xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh

                                                                                               

Trần Thị Liên  

Trung tâm KN-KN

Các tin khác