Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Hội nghị đầu bờ mô hình mít ruột đỏ theo hướng hữu cơ

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Ngày 7/7/2023, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư (thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT) đã tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình thâm canh ruột đỏ theo hướng hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại thị trấn Nông trường Việt Trung (Bố Trạch).

Mô hình thâm canh mít ruột đỏ theo hướng hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm có quy mô 6 ha, được thực hiện tại các hộ gia đình ông Nguyễn Văn Diệm (tổ dân phố Hữu Nghị,với diện tích 3 ha); Nguyễn Quý Phương (tổ dân phố Hữu Nghị, với diện tích 2 ha); Võ Sỹ Đức (tổ dân phố Truyền Thống, với diện tích 1 ha).Giống  mít ruột đỏ PT79 do Hợp tác xã thương mại dịch vụ Phước Thiện (tỉnh Bình Phước) cung cấp.

Hiện 3 hộ mô hình đã đạt chứng nhận VietGAP, Trung tâm đã hỗ trợ xây dựng mã Qrcode trong dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, từng bước góp phần chuyển đổi số trong việc chăm sóc, quản lý và tiêu thụ sản phẩm.

Mô hình được Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư hỗ trợ 50% vật tư phân bón và tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; hỗ trợ 100% chi phí chứng nhận VietGap trên mít ruột đỏ thực hiện mô hình theo phương thức hỗ trợ sau đầu tư. Trong quá trình thực hiện mô hình, Trung tâm đã cử cán bộ kỹ thuật theo dõi, giám sát và chỉ đạo quá trình thực hiện mô hình; phối hợp với các đơn vị, thương lái, mạng xã hội, các quầy bán hàng nông sản sạch tại các Trung tâm huyện, thành phố…để giới thiệu và bán sản phẩm theo phương châm liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Qua đánh giá, dự kiến năng suất trung bình mít ruột đỏ của các hộ tham gia thực hiện mô hình đạt 10,8 tấn/ha, cao hơn so với các vườn thâm canh thông thường trên 2 tấn; cho lãi hơn 115 triệu đồng/ha, cao hơn so với sản xuất thông thường khoảng 70 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, thâm canh mít ruột đỏ theo hướng hữu cơ mang lại sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường và sức khỏe của người sản xuất cũng như người tiêu dùng.

Mô hình thâm canh mít ruột đỏ theo hướng hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm nhằm hướng đến mục tiêu, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ; hình thành và phát triển các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, chuyên canh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cập nhật, quản lý dữ liệu sản xuất hướng tới nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm; tiến tới xây dựng mô hình sản xuất hữu cơ, nhằm tạo sản phẩm sạch, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người…góp phần tạo thương hiệu mít ruột đỏ cho huyện Bố Trạch nói riêng và của Quảng Bình nói chung…

Một số hình ảnh tại Hội nghị: 

 

 

Thùy Trang

Các tin khác