Bài viết временно не е достъпен.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Thực trạng công tác quản lý an toàn đập

Font size : A- A A+

 Toàn tỉnh có 150 hồ chứa, trong đó 9 hồ có dung tích trên 10 triệu m3, 08 hồ có dung tích từ 3 đến dưới 10 triệu m3, 25 hồ có dung tích từ trên 1 triệu đến dưới 3 triệu m3, số còn lại có dung tích dưới 1 triệu m3. Các hồ chứa nước ngoài nhiệm vụ cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt còn có nhiệm vụ phòng chống lũ trên các lưu vực sông. Vì vậy, công tác quản lý an toàn đập đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cấp nước phục vụ sản xuất, an toàn công trình đầu mối và vùng hạ du.

 Nhận thấy tầm quan trọng của công tác quan lý an toàn đập các hồ chứa nước, Chính phủ đã ban hành Nghị định 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 về quản lý an toàn đập cùng với các thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công thương. Theo đó UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT đã hướng dẫn, đôn dốc, chỉ đạo các địa phương, các tổ chức quản lý công trình hồ, đập thực hiện quản lý an toàn đập theo quy định của nhà nước và pháp luật. Tuy vậy qua kiểm tra, thanh tracông tác quản lý về an toàn đập ở các địa phương, các chủ đập cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, vướng mắc trong việc thực hiện ở các cấp, nhất là các địa phương (các xã, phường) được giao quản lý hồ, đập thủy lợi đó là:
- Chính quyền các cấp tuy đã nhận thức được tầm quan trọng về quản lý an toàn đập nhưng vẫn còn rất hạn chế, nhiều nơi tỏ ra xem nhẹ, buông lỏng. Vì vậy thường thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong công tác kiểm tra, phát hiện kịp thời các hư hỏng nhỏ các công trình để có biện pháp kịp thời dẫn đến công trìnhxuống cấp nghiêm trọng làm giảm hiệu quả đầu tư, lãng phí tài sản của nhà nước, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp; để xảy ra tình trạng lấn chiếm hành lang bảo vệ, phạm vi công tình để trồng cây lâu năm, xây dựng các công trình kiên cố, bán kiên cố lên phạm vi bảo vệ công trình hoặc trong lòng hồ chứa nước, gây mất an toàn công trình.
- Tổ chức quản lý không đáp ứng về bộ máy hoặc chỉ giao cho cá nhân trông coi hoặc vận hành đóng mở lấy nước. Năng lực của cán bộ quản lý vận hành công trình nhất là các hồ, đập không đáp ứng quy địnhnhư không có trình độ chuyên môn, văn bằng phù hợp quy định; không được đào tạo hoặc không có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý công trình thủy lợi. Chủ yếu tập trung vào công tác vận hành khai thác, chưa chú ý đầy đủ các mặt khác như duy tu bảo dưỡng, bảo vệ công trình cũng như phòng chống lụt bão. Công tác quản lý chỉ đơn thuần đóng mở nước và dẫn nước.
- Không thực hiện quy định về quản lý an toàn đập như: không thực hiện lập quy trình vận hành điều tiết, kiểm định an toàn đập, kê khai an toàn đập, đăng ký an toàn đập, lập phương án PCLB bảo vệ đập, phòng chống lũ lụt vùng hạ du đập, phương án bảo vệ đập... do không có nguồn kinh phí.
- Công tác cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ hồ đập nói riêng, các công trình thủy lợi nói chung chưa được thực hiện.
- Nhiều hồ đập gần như không có hồ sơ tài liệu thiết kếhoặc thất lạc dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý an toàn đập, vận hành khai thác.
- Nhận thức, am hiểu quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập của một số địa phương, tổ chức quản lý công trình vẫn còn hạn chế; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoặc quy định của Tỉnh vẫn chưa động bộ, chưa cụ thể hoặc còn mang tính chỉ đạo; công tác phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật đến các địa phương, nhất là cấp xã còn hạn chế.
- Lực lượng chuyên trách về thủy lợi cấp huyện quá mỏng (chỉ có 01 chuyên viên phòng Nông nghiệp và PTNT) nên hạn chế và ảnh hưởng đến triển khai thực hiện công tác thủy lợi trên địa bàn cấp huyện, xã.


Xuân Tiến
Chi cục Thủy lợi

More