Bài viết no està disponible temporalment.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Một số biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồ tiêu

Font size : A- A A+

 Trong thời gian qua, cây hồ tiêu trên địa bàn tỉnh ta có xu hướng phát triển rất mạnh, diện tích tăng đột biến qua các năm. Việc phát triển cây hồ tiêu của người dân chủ yếu quan tâm về mặt số lượng, diện tích, đa số các hộ dân chưa chú ý chất lượng vườn tiêu sau này nên nhiều hộ nông dân chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh... Vì vậy, cây hồ tiêu sinh trưởng, phát triển kém, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm.

 Để phát triển hồ tiêu bền vững, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật lưu ý một số điểm chính trong quá trình trồng, chăm sóc hồ tiêu để vừa đảm bảo sinh trưởng, phát triển vừa phòng ngừa sâu bệnh, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm như sau:
* Chọn đất, xử lý đất trước khi trồng
Đất trồng hồ tiêu có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, tơi xốp, thoát nước tốt; tầng đất dày trên 70 cm; mực nước ngầm sâu hơn 2m. Đối với những diện tích đất mới đưa vào trồng tiêu cần lưu ý trong khâu làm đất, đất phải cày sâu 40-50 cm và phơi ải trước khi trồng từ 30 ngày trở lên. Đối với trồng tái canh hoặc trồng lại vườn cây bị bệnh cần tiến hành dọn vệ sinh và tiêu hủy để tránh lây lan mầm bệnh từ vườn tiêu cũ. Nên trồng luân canh 2-3 năm với cây họ đậu sau đó trồng lại cây hồ tiêu.
* Thiết kế hệ thống mương rãnh thoát nước
Đối với cây hồ tiêu, bộ rễ cây rất mẫn cảm, dễ bị thối và mầm bệnh xâm nhập khi bị ngập úng trong thời gian dài, do đó nếu vườn cây thường xuyên ngập nước và ẩm thấp, trong thiết kế cần lưu ý đào rãnh thoát nước để tránh đọng nước trong vườn tiêu.
Đào hệ thống thoát nước theo ô bàn cờ, độ sâu 40-50cm (3 hàng ngang một rãnh, 3 hàng dọc 1 rãnh), nếu đất quá dốc thì đào theo hình xương cá. Đào rãnh thoát nước chính sâu > 50cm xung quanh vườn. Vào đầu mùa mưa phải phá bồn giữ nước quanh gốc hồ tiêu để chống đọng nước.
* Chọn giống hồ tiêu
Chọn những giống có năng suất cao, chất lượng tốt và phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng. Chỉ sử dụng hom giống khỏe từ những cây không bị bệnh.
Đối với đất làm bầu cần bổ sung chế phẩm sinh học có chứa vi sinh đối kháng như MK8 (chứa vi khuẩn Pseudomonas), Tricoderma… Các vi sinh vật có ích khác và thảo mộc trừ tuyến trùng chứa các hoạt chất Chitosan, Saponin, Ankanoid để xử lý.
Trước khi đưa vào bầu trồng cần xử lý hom giống bằng các thuốc trừ tuyến trùng và thuốc trừ nấm có hoạt chất Fosetyl-aluminium 95%, liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì sản phẩm.
* Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây hồ tiêu
Tuyệt đối không để đọng nước quanh gốc hồ tiêu, đảm bảo đủ ẩm cho đất để cây và vi sinh vật có ích trong đất phát triển.
Sử dụng các vi sinh đối kháng như MK8 (chứa vi khuẩn Pseudomonas), Tricoderma… bón vào gốc để hạn chế nấm bệnh hại rễ. Tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, nhất là phân gà để bổ sung vi sinh vật có ích cho đất, kết hợp bón phân cân đối cho từng giai đoạn của cây hồ tiêu. Thăm vườn thường xuyên, phát hiện và xử lý kịp thời, nhất là trước và sau mùa mưa.
Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện sớm, thu gom và tiêu hủy triệt để các tàn dư cây bị bệnh. Cắt cành, dây lươn sát mặt đất để gốc tiêu được thông thoáng.
Khi vườn tiêu bị nhiễm bệnh, khẩn trương xử lý gốc tiêu bị bệnh và các gốc xung quanh bằng thuốc hóa học.
- Đối với bệnh chết nhanh: Sử dụng các loại thuốc Mataxyl 500WP, Aliette 80WP, Mexyl-MZ 72WP...
- Đối với bệnh chết chậm: Cần xác định nguyên nhân do tuyến trùng, rệp sáp hay nấm để sử dụng thuốc phòng trừ, cụ thể:
+ Bệnh do tuyến trùng: Sử dụng thuốc Map logic 90WP, Diazan 10H, Mocap 10G, Vimoca 20ND…
+ Bệnh do rệp sáp: Sử dụng thuốc Mapy 48EC, Vimoca 20ND, Mospilan 3EC, Applaud 10WP, Armada 50EC …
+ Bệnh do nấm: Sử dụng thuốc Agrifos 400, Ridomil 68WP, Aliette 80WP, Score 250EC, Antracol 70 WP…
Nồng độ, liều lượng thuốc sử dụng theo khuyến cáo trên bao bì. Cần xử lý thuốc hóa học đến khi cây lành bệnh, sau đó 15-20 ngày mới sử dụng chế phẩm sinh học để phòng ngừa.


Nguyễn Hương Liên
(Chi cục TT & BVTV)

More