Bài viết no està disponible temporalment.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Tuyên Hóa chủ động các phương án phòng chống thiên tai

Font size : A- A A+

Tuyên Hóa là huyện miền núi nằm phía Tây bắc của tỉnh Quảng Bình, có địa hình hẹp và dốc, nghiêng từ Tây sang Đông, bị chia cắt bởi 3 con sông: Sông Gianh gồm 2 nhánh, Rào Nậy bắt nguồn từ huyện Minh Hóa chạy qua xã Lâm Hóa về đến xã Văn Hóa có chiều dài 95 km. Rào Trổ bắt nguồn từ tỉnh Hà Tĩnh chảy qua xã Ngư Hóa về Rào Nậy, dài 17 km. Sông Nan dài 16km từ xã Cao Quảng đến xã Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn, hệ thống sông, suối trên địa bàn có mật độ dày, độ dốc lớn, tốc độ dòng chảy mạnh, cùng với đó là 60 hồ đập lớn nhỏ. Trong đó có một số hồ đập xung yếu: Hồ Đập Bẹ, xã Mai Hóa có trữ lượng nước 9,6 triệu m3; đập Thủy điện Hố Hô thuộc địa bàn xã Hương Hóa có trữ lượng nước 215,1 triệu m3. Dân cư chủ yếu sinh sống dọc hạ lưu các dòng sông, khi lũ lụt lớn đây là yếu tố tiềm ẩn mối hiểm họa rất lớn cho nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội. Nhằm chủ động hơn trước hiểm họa từ thiên tai, bước vào mùa mưa lũ năm 2015 huyện Tuyên Hóa đã chủ động xây dựng các phương án nhằm giảm thiểu thiệt hại nếu có thiên tai xảy ra.

Với tưởng chỉ đạo “Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả” và phương châm “Chỉ huy tại chổ, lực lượng tại chổ, phương tiện vật tư tại chổ, kinh phí hậu cần tại chổ” đến từng gia đình, thôn, xã, thị trấn. Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn huyện Tuyên Hóa đã đặt ra các tình huống có thể xảy ra và xác định các vùng chịu ảnh hưởng thiên tai như:  Khu vực thường bị lũ lụt, ngập úng gồm các xã nằm hai bên bờ sông Gianh gồm Văn Hoá, Tiến Hóa, Châu Hoá, Mai Hoá, Phong Hoá, Đức Hoá, Thạch Hoá, Đồng Hoá, Thuận Hoá, Lê Hoá, Thanh Hoá, Thanh Thạch và một số vùng ngập úng cục bộ thuộc thị trấn Đồng Lê. Lũ quét, sạt lỡ đất có thể xuất hiện ở các khu vực hai bên bờ và hạ lưu các con suối ở các xã Ngư Hoá, Cao Quảng, Đức Hóa, Kim Hoá, Hương Hoá, Thanh Thạch, Thanh Hoá, Lâm Hoá. Khu vực thường xảy ra tố lốc, mưa đá, sét ở các xã vùng cao như xã Thanh Hoá, Thanh Thạch, Lâm Hoá, Hương Hoá … Đồng thời đưa ra các phương án phòng tránh, khắc phục cụ thể cho từng tình huống cụ thể. Khi bị ngập lụt, bị chia cắt, cô lập Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn nắm chắc tình hình mưa lũ, các khu vực bị ngập lụt, những nơi bị chia cắt, cô lập; tổ chức lực lượng cứu hộ, cứu nạn bằng đường thủy, bảo đảm an toàn cho người và tài sản của Nhà nước, nhân dân; tiếp tế lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc chữa bệnh, bảo đảm đời sống cho nhân dân trong vùng bị chia cắt, cô lập, ngập úng dài ngày. Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể  tuyên truyền cho nhân dân có biện pháp “sống chung với lũ”, chủ động điều chỉnh các hoạt động bảo đảm đời sống, sinh hoạt trong vùng ngập úng như: Xây nhà, chuồng trại vượt lũ, dự trữ lương thực thực phẩm, nước uống, ánh sáng, thuốc chữa bệnh thông thường trong gia đình. Hay khi có lũ ống , lũ quét, sạt lỡ đất sẽ khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện tại chổ triển khai ngay việc ứng cứu, cứu nạn, thực hiện “cứu người trước, tài sản sau” để di dời người và tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm; đồng thời thông báo ngay cho nhân dân đang sống dưới nguồn lũ biết để sơ tán, tránh thiệt hại. Chỉ đạo chính quyền địa phương, lực lượng công an, quân sự tổ chức lực lượng, phương tiện tiếp tục ứng cứu, tìm kiếm; tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn. Khi vượt quá khả năng điều động lực lượng, phương tiện của xã kịp thời báo cáo, đề nghị để cấp trên có biện pháp huy động lực lượng phương tiện của trên hoặc của các cơ quan, nhà máy trong khu vực tăng cường ứng cứu. Phối hợp chặt chẽ gữa lực lượng tại chổ của các địa phương với lực lượng tăng cường tổ chức khắc phục hậu quả, ổn định tình hình...

                                                                  Ban CHQS huyện Tuyên Hóa huấn luyện cứu hộ cứu nạn trước mùa mưa bão.  

Ngoài việc xác định các tính huống, các phương án phòng tránh, khắc phục hậu quả khi thiên xảy ra. Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành các chỉ thị chỉ đạo đến các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị và từng người dân. Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn Tuyên Hóa đã sớm kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn từ huyện đến các xã thị trấn. Giao nhiệm vụ và địa bàn phụ trách cho cụ thể cho từng thành viên xuống đến các thôn, xóm.  Bên cạnh đó, Tuyên Hóa cũng chuẩn bị lực lượng huy động gồm các lực lượng ứng cứu tại chỗ ở các địa bàn; lực lượng cơ động cứu hộ của huyện; lực lượng cấp cứu, hỗ trợ; lực lượng tuần tra canh gác và lực lượng bảo đảm thông tin liên lạc, các phương tiện hiện đã ở trạng thái sẵn sàng. Khu vực sơ tán cứu thương, bãi đáp trực thăng cũng đã được bố trí. Các biện pháp khắc phục sau bão lũ đã có kế hoạch cụ thể như: Đảm bảo ổn định lưới điện, nước sinh hoạt, chuẩn bị hỗ trợ về vật tư nông nghiệp, cứu trợ lương thực cho nhân dân vùng lũ; xử lý vệ sinh môi trường trước, trong và sau thiên tai…
Một mùa mưa lũ lại đang về mang theo nhiều nỗi lo, nhưng với tinh thần chủ động ứng phó với thiên tai Cấp ủy, chính quyền và của người dân, cùng với sức mạnh tổng hợp của các ban, ngành, đoàn thể chúng tôi tin rằng huyện Tuyên Hóa sẽ  đảm bảo hạn chế tối đa những thiệt hại do thiên tai gây ra.


Lương Việt Thắng
Ban CHQS Tuyên Hóa- Quảng Bình

 

More