Bài viết is temporarily unavailable.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Chuyển đổi số, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Font size : A- A A+

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã và đang triển khai nhiều giải pháp đưa các mặt hàng nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử. Việc đưa các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử không chỉ là giải pháp tiêu thụ sản phẩm đơn thuần mà là cơ hội quảng bá sản phẩm, mở ra cơ hội tiếp cận thị trường, thúc đẩy việc chuyển đổi số trong kinh doanh các mặt hàng nông nghiệp.

Từ khi các sản phẩm về nấm sạch được bán trên các sàn thương mại điện tử doanh số bán lẻ của Hợp tác xã nấm sạch và kinh doanh nông nghiệp Tuấn Linh, xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch đã tăng gấp 3 lần so với trước đây.

Bà Ngô Thị Kim Liên, Giám đốc Hợp tác xã chia sẻ: Sau khi đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử thì việc giao dịch thuận lợi hơn, quảng bá sản phẩm dễ dàng và đẩy nhanh, mạnh hơn so với trước đây. Chỉ cần một cú nhấp chuột, người tiêu dùng đã thấy được các thông tin đầy tủ, hình ảnh chi tiết của sản phẩm, tạo được niềm tin đối với khách hàng.

Phát huy thế mạnh vùng gòi đồi, tại tỉnh Quảng Bình, nhiều doanh nghiệp đã đi vào sản xuất chế biến nhiều loại dược liệu quý, sau khi các sản phẩm có bao bì, nhãn mác đã được chính quyền, các cơ quan hỗ trợ đưa lên sàn thương mại điện tử, từ đó sản phẩm đến với khách hàng nhanh hơn, tốt hơn và được thị trường chấp nhận.

Bà Nguyễn Thị Thu Hoài, Phó giám đốc Công ty Nông nghiệp xanh Quảng Bình cho biết: Các sản phẩm của công ty đã được đưa lên sàn thương mại diện tử, các sản phẩm được tiêu thụ nhanh hơn, vì thế sắp tới, Công ty sẽ đưa các mặt hàng lên các trang Shoppe, Lazada, Tiktok… để người dân biết đến nhiều hơn, đẩy mạnh doanh số bán hàng.

Với lợi thế có vùng trồng dược liệu lớn, nhiều mặt hàng nông nghiệp đa dạng, huyện Bố Trạch đã và đang đẩy mạnh việc hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm. Chính quyền huyện Bố Trạch đã xây dựng, hỗ trợ các điểm giới thiệu sản phẩm OCOP, đồng thời giới thiệu sản phẩm lên các trang mạng xã hội, đây cũng là xu thế của hơn 80% các mặt hàng, sản phẩm OCOP của huyện.

Ông Nguyễn Cẩm Long, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bố Trạch cho biết: Hiện nay, UBND huyện xác định bán hàng qua các kênh thương mại điện tử là một xu thế, vì thế huyện đã dành các nguồn lực hỗ trợ, đào tạo, tập huấn cho nông dân, doanh nghiệp kiến thức, kỹ năng bán hàng qua đó giúp tăng doan thu.

Thời gian qua, để hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ nông sản, các sở, ngành, địa phương của tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều hoạt động kết nối, đưa sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử; sàn giao dịch thương mại điện tử Quảng Bình hiện có hơn 200 doanh nghiệp, HTX tham gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm, trong đó có rất nhiều sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Cùng với quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử của tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương cũng đã phối hợp, liên kết với các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, thực hiện chương trình chuyển đổi số nông nghiệp, thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện những chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh kết nối sản phẩm OCOP trên nền tảng số, ứng dụng thương mại điện tử làm cầu nối để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP trên các sàn thương mại điện tử có uy tín.

Hiện nay, thương mại điện tử đang dần trở thành phương thức kinh doanh phổ biến, ngày càng được nhiều doanh nghiệp và người dân biết đến. Tuy nhiên, thực tế việc phát triển hình thức thương mại điện tử tại tỉnh ta còn hạn chế, nhiều chủ thể OCOP còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ trong việc phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; một số nơi còn khá lúng túng trong việc xây dựng, triển khai các giải pháp để thúc đẩy, nâng cao hiệu quả kênh thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP của mình.   

Năm 2023, Chương trình OCOP tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ các chủ thể tham gia những hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP; xây dựng cơ sở dữ liệu, tham gia phân phối sản phẩm OCOP trên các trang TMĐT để các nhà sản xuất, đối tác kết nối, đặt hàng; tỉnh sẽ tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP về chu trình, biểu mẫu OCOP, bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm, xây dựng, triển khai thực hiện phương án kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, kỹ năng bán hàng trên sàn thương mại điện tử.

Sản phẩm mít ruột đỏ có cơ hội lên sàn điện tử thương mại nhờ có tem truy xuất nguồn gốc

                                                                                      Lệ Hằng

More