Bài viết ei ole ajutiselt võimalik ühendust saada.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Những kết quả nổi bật từ vụ Hè Thu 2022

Font size : A- A A+
 Vụ Hè thu 2022 triển khai trong điều kiện gặp nhiều khó khăn về giá cả vật tư đầu vào tăng đặc biệt giá phân bón, sự biến đổi thất thường của thời tiết. Tuy nhiên, được chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Tỉnh Ủy, UBND tỉnh, sự phối hơp có hiệu quả của các ngành, địa phương trong công tác điều hành sản xuất và quyết tâm cao của bà con nông dân, vụ Hè thu 2022 toàn tỉnh đã đạt những kết quả nổi bật.

 Ngay từ đầu vụ sản xuất, các địa phương trong tỉnh đã chủ động triển khai kế hoạch sản xuất sớm, sát với thực tiễn tình hình, phù hợp với điều kiện của từng vùng sinh thái nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của từng vùng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sở Nông nghiệp và PTNT đã đôn đốc các địa phương thu hoạch vụ Đông xuân triển khai sản xuất ngay Hè thu nhằm tận dùng nguồn nước tưới, đảm bảo thu hoạch trước mùa mưa bão. Tuy nhiên, một số địa phương thiếu kiên quyết trong chỉ đạo sản xuất Hè thu nên một số diện tích gieo muộn, đến 15/9 mới thu hoạch xong.
Tuy nhiên, nhờ công tác bảo vệ thực vật được Sở Nông nghiệp và PTNT, các địa phương, cơ quan chuyên môn thực hiện tốt trong công tác điều tra, dự báo, thông báo, hướng dẫn kịp thời để các địa phương chủ động phòng trừ đã giúp hạn chế thấp nhất thiệt hai do sâu bệnh gây ra, đảm bảo an toàn cho sản xuất.
Hè thu năm 2022, toàn tỉnh gieo trồng gần 14.366ha lúa, ước tính năng suất lúa bình quân đạt gần 54 tạ/ha, ước tổng sản lượng đạt trên 77.625 tấn. Để thích ứng với biến đổi khí hậu, giúp sản lượng, chất lượng lúa đạt cao, công tác giống ngày càng được chú trọng, bố trí giống ngắn ngày và cực ngắn vào sản xuất, tỉ lệ sử dụng giống xác nhận, giống lúa chất lượng giá trị cao ngày càng tăng. Nhiều giống lúa mới được đưa vào trồng thử nghiệm và được đánh giá cao, có triển vọng để sản xuất các vụ tiếp theo như Hana số 7, Hương thuần 8, Hương Bình, QC03, HC4... Diện tích trồng ngô trên 612 ha, năng suất đạt gần 39,5 tạ/ha cao hơn so với cùng kỳ, tổng sản lượng đạt 2.420 tấn. Diện tích trồng khoai, sắn vụ hè thu năm 2022 mặc dù có giảm tuy nhiên năng suất đạt được cao hơn so với cùng kỳ, trong đó năng suất khoai đạt 60,2 tạ/ha, sản lượng đạt 2.700 tấn; năng suất sắn đạt 191,24 tạ/ha, sản lượng ước tính trên 122.150 tấn.
Đối với các loại cây đậu đỗ, vừng, rau màu các loại cũng đạt năng suất cao, nhiều diện tích trồng được mở rộng. Vụ Hè thu năm nay, có 54,1 ha diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng huyện Bố Trạch 35 ha, huyện Lệ Thủy 11,6 ha, huyện Quảng Ninh 7,5ha. Các loại cây được đưa vào chuyển đổi chủ yếu là dưa các loại (20ha), cây ăn quả (10,35 ha), ngô (3,5 ha), khoai lang (3ha), lúa cá (8ha)…Các mô hình chuyển đổi chủ yếu thực hiện trên chân đất phù hợp, điều kiện tưới tiêu đảm bảo cho nên hiệu quả cao hơn so với trồng lúa.
Sản lượng cây trồng tăng, giá bán hợp lý, ổn định đầu ra cho người nông dân đang là mục tiêu mà toàn ngành Nông nghiệp hướng đến. Vụ Hè thu năm 2022, huyện Bố Trạch thực hiện 4.000ha sắn với sự tham gia liên kết bao tiêu sản phẩm của Công ty cổ phân tư vấn đầu tư Long Giang Thinh, Công ty cổ phần FOCOSEV Quảng Bình. Tại huyện Quảng Ninh, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Giống cây trồng và Công ty sông Gianh Quảng Bình đã tham gia liên kết bao tiêu cho 72ha lúa cho bà con nông dân. Việc sản xuất theo liên kết bao tiêu sản phẩm đã góp phần giải quyết đầu ra cho nông dân đồng thời thay đổi thói quen trong sản xuất nhỏ lẻ, hướng tới sản xuất hàng hóa tập trung, giảm chi phí và sức lao động, thuận tiện cho việc từng bước cơ giới hóa các khâu sản xuất, phù hợp vơi định hướng tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
 
Lúa vụ hè thu năm 2022, toàn tỉnh đạt trên 77.625 tấn, năng suất ước đạt 54 tạ/ha.
 
Phát huy những kết quả vụ Hè thu mang lại, vụ Đông xuân 2022-2023 hứa hẹn nhiều kỳ vọng mới. Song để triển khai tốt kế hoạch sản xuất vụ Đông xuân 2022-2023 cần sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực của bà con nông dân.
Các địa phương cần triển khai gieo trồng đúng thời vụ và cơ cấu giống, sử dụng các giống lúa trung, ngắn ngày có năng suất, chất lượng, thích nghi với điều kiện sinh thái, khả năng chống chịu sâu bệnh cao, phù hợp với thị trường. Chủ động đảm bảo nguồn cung cấp giống, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất giống thực hiện công tác khảo nghiệm, thử nghiệm giống mới để bổ sung vào cơ cấu giống cho các năm sau. Tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng cánh đồng sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm; làm tốt công tác bảo vệ thực vật; tăng cường công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp; chú trọng công tác tưới tiêu; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất trồng trọt; đẩy mạnh công tác thôn tin, tuyên truyền; triển khai, thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất trồng trọt.
UBND các huyện, thị xã, thành phố cần xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với thực tế và định hướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, rà soát xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, hình thành các vùng sản xuất theo quy mô cánh đồng lớn; tăng cường kết nối bao tiêu các sản phẩm nông sản cho nông dân…
 Thùy Trang

 

More