Bài viết بصورت موقت در دسترس نمی‌باشد.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Tiềm năng phát triển cây sim ở các xã miền núi Quảng Bình

Font size : A- A A+
 Quảng Bình là địa phương có diện tích đồi núi tương đối lớn, với nhiều cây bản địa có giá trị kinh tế cao, trong đó phải kể đến cây sim, một loài cây bụi có khả năng thích ứng tốt với biến đổi khí hậu. Phục hồi và phát triển cây sim lấy quả tại các địa bàn miền núi đang là hướng đi được nhiều địa phương quan tâm, xem đây là cây trồng xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập của người dân địa phương.

 Quảng Hợp là địa bàn miền núi của huyện Quảng Trạch có diện tích đất rừng rất lớn, vì vậy, cây sim được cho là cây trồng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Vì thế, chính quyền xã Quảng Hợp vừa khoanh nuôi, bảo vệ những diện tích sim tự nhiên, vừa mở rộng diện tích trồng sim tại các mô hình kinh tế hộ. Đồng thời, đưa sản phẩm rượu sim trở thành sản phẩm đặc trưng của địa phương. Đến nay, đã có gần 30% số hộ trong toàn xã triển khai mô hình này, với tổng diện tích trên 50 hecta.

Ông Phạm Hồng Nhiên, Bí thư Đảng ủy xã Quảng Hợp, huyện Quảng Trạch cho biết:Trước đây, cây sim chủ yếu mọc hoang dại khắp núi đồi, đến mùa trái chín thì người dân địa phương lên rừng hái về ăn và bán để ngâm rượu. Có thời điểm, cây sim bị chặt bỏ để chuyển sang trồng rừng sản xuất như keo, tràm. Tuy nhiên, những năm trở lại đây,nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ tự nhiên tăng cao, trong đó có những sản phẩm từ cây sim, do đó, người dân tại nhiều địa phương đã di thực cây sim mọc rải rác trong tự nhiên để đưa về trồng tập trung trên những diện tích đất đồi hoặc vườn nhà.
Chị Trần Thị Mai, Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng sim Chày Lập xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch chia sẻ: Năm 2017, Dự án Phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo tỉnh Quảng Bình đã vận động 13 hộ dân vào tổ hợp tác trồng sim, đồng thời hỗ trợ 50% kinh phí để các hộ khoanh nuôi, trồng dặm cũng như bảo vệ cây sim bản địa, còn lại 50% kinh phí là các hộ dân tự bỏ ra để đầu tư. Hiện nay, tổ hợp tác trồng sim Chày Lập của 13 hộ dân đã trồng được gần 10.000 cây sim với diện tích hơn 4ha. Với giá bán trên thị trường từ 20 - 30 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí Tổ hợp tác trồng sim Chày Lập thu về gần 200 triệu đồng mỗi năm. Hiện nay, vườn sim của Tổ hợp tác trồng sim Chày lập đã bước sang vụ thứ 5, hứa hẹn cho năng suất cao.
Có thể nhận thấy mô hình trồng sim lấy quả trên vùng đất trống đồi trọc đang là hướng đi phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân tại các xã miền núi trên địa bàn tỉnh. Riêng trong 2 năm triển khai dự án đã hỗ trợ cho 12 mô hình sim với diện tích khoảng 70 hecta tại địa bàn 4 huyện Lệ Thủy, Bố Trạch, Tuyên Hóa, Quảng Trạch.Hiện nay, tại các địa phương này, nhận thấy hiệu quả mang lại từ trồng sim lấy quả, ngoài những diện tích ban đầu, người dân đã nhân rộng mô hình, mở rộng diện tích.
Với nhiều công dụng như: Quả sim dùng để ăn trực tiếp, ngâm rượu; lá sim non có thể làm trà sim, rễ sim làm dược liệu,…, việc nhân rộng mô hình trồng sim sẽ là hướng đi phù hợp nếu áp dụng phương pháp khôi phục hợp lý, quản lý tốt, sơ chế, chế biến sản phẩm, tìm thị trường đầu ra bền vững cho sản phẩm kết hợp phát triển du lịch sinh thái.Hiện nay, các vùng trồng sim diện tích lớn của Quảng Bình chủ yếu tập trung tại các xã miền núi như Quảng Tiến, Quảng Hợp, Cao Quảng, Phúc Trạch với tổng diện tích lên đến hàng trăm hecta. Đặc biệt, nhiều địa phương xem cây sim là cây trồng chủ lực để đưa vào chương trình mỗi xã một sản phẩm Ocop.
Hiện nay, nhiều sản phẩm rượu sim có nguồn gốc từ Quảng Bình đã có mặt trên thị trường các tỉnh thành trong cả nước như rượu sim Xuân Hưng, rượu sim Hùng Nhung. Đây đều là những sản phẩm Ocop 3 sao , được người tiêu dùng đánh giá cao. Làm giàu từ trồng sim không chỉ góp phần khôi phục và bảo tồn các giống cây bản địa mà còn là cách để phủ trống đồi núi trọc, thích ứng với biến đổi khí hậu. Về lâu dài cần có chủ trương, định hướng phát triển mô hình một cách bền vững, chính quyền địa phương cần làm. Cùng với đó, chính quyền cần làm tốt vai trò cầu nối giữa người dân với doanh nghiệp, tạo thị trường, đầu ra ổn định cho sản phẩm.
 
Cây sim đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân xã Quảng Hợp, huyện Quảng Trạch. 
Tố Linh
Đài PT-TH Quảng Bình
 

More