Bài viết on hetkellisesti pois käytöstä.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Chủ động phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng vụ Đông Xuân

Font size : A- A A+
 Theo thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, thời điểm hiện tại, đã có nhiều loại sâu bệnh gây hại trên cây trồng vụ Đông xuân. Ngành Nông nghiệp và các địa phương đang tích cực thăm đồng, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời, góp phần bảo đảm năng suất, chất lượng cây trồng.

 Vụ Đông xuân 2021-2022, toàn tỉnh gieo trồng 29.430ha lúa, 4.060ha ngô, 3.460ha lạc, 2.452ha khoai lang, 4.175ha rau màu các loại, 6.400ha sắn… Tuy nhiên, thời gian vừa qua, do thời tiết âm u, sáng và tối có sương mù, độ ẩm cao đã làm cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của các loại cây trồng, nhất là trên cây lúa, hồ tiêu và cây ngô.

Trên cây lúa chủ yếu các bệnh: đạo ôn lá, khô vằn, chuột phá hoại, 7nhiễm rầy nâu và rầy lưng trắng, đốm nâu, sâu cuốn lá nhỏ… Trên cây ngô xuất hiện sâu keo mùa thu, khô vằn, đốm lá. Trên cây rau có sâu ăn lá, mật độ sâu phổ biến 3-5 con/m2. Ngoài ra, nhiều diện tích hồ tiêu, lạc, sắn cũng đã bị sâu bệnh gây hại.
Theo ông Lê Xuân Tứ, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, dự báo thời gian tới, chuột, bệnh đạo ôn lá, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, sâu cuốn lá nhỏ... sẽ tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa. Bệnh vàng lá chết chậm gây hại cục bộ trên các vườn tiêu. Sâu xám, sâu đục nõn, sâu keo mùa thu sẽ có chiều hướng gia tăng tại một số địa phương. Bệnh khảm lá sẽ tiếp tục phát sinh gây hại trên cây sắn… Để bảo vệ các loại cây trồng vụ Đông xuân, Chi cục Trồng trọt và BVTV đề nghị các địa phương chỉ đạo nông dân thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Dự báo thời gian tới, thời tiết rất thuận lợi (trời âm u, có mưa, độ ẩm cao) cho bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh gây hại. Bệnh đạo ôn cổ bông gây hại giai đoạn này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng lúa Đông xuân.
Để bảo đảm an toàn sản xuất, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị khẩn trương chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức kiểm tra đồng ruộng nắm chắc tình hình bệnh đạo ôn (đặc biệt trên các giống nhiễm) để chỉ đạo phòng trừ kịp thời; đôn đốc các phòng, ban liên quan tích cực bám sát cơ sở phối hợp với các địa phương trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nông dân thực hiện hiệu quả công tác phòng trừ.
Các địa phương phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tích cực kiểm tra, giám sát các cơ sở buôn bán thuốc BVTV, bảo đảm cung ứng đúng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, thông báo kịp thời tình hình bệnh đạo ôn hại lúa và hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ngành chức năng khuyến cáo, để phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa, người dân nên phun phòng: Lần 1 trước trổ 5-7 ngày, lần 2 sau trổ 5-7 ngày. Sử dụng một trong các loại thuốc đặc hiệu có chứa hoạt chất như: Tricyclazole, Isoprothiolane, Fenoxanil, Trilfoxystobin + Tebuconazole pha với 30lít nước để phun cho 1 sào. Người dân không sử dụng phân bón và các chất kích thích sinh trưởng ở trà lúa sắp trổ có nguy cơ nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông; nên phun thuốc vào sáng sớm, chiều mát, không được phun thuốc vào thời điểm lúa đang phơi màu. Các ruộng lúa sau khi phun thuốc nếu gặp trời mưa thì phải phun lại.
 
Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh gây hại trên lúa để kịp thời có biện pháp phòng.
 
                                                                           Phòng Thông tin – Tuyên truyền
 
 

More