Bài viết est temporairement indisponible.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Phát triển cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021 - 2025

Font size : A- A A+
 Nhằm phát triển cơ giới hóa nông nghiệp đồng bộ, phù hợp với quy mô, trình độ sản xuất của từng vùng nhất là đối với vùng sản xuất hàng hóa tập trung và ngành hàng có giá trị gia tăng cao, ngày 11/11/2021, UBND tỉnh đã có Kế hoạch số 2518/KH-UBND về việc phát triển cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021 - 2025.

 Theo đó, các sở, ngành, đơn vị, địa phương tập trung tăng nhanh tỷ lệ cơ giới hóa sản xuất đối với cây lúa, ngô, sắn, lạc, khoai lang, cây công nghiệp, rau, hoa, quả ở khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, tưới, thu hoạch, sấy, bảo quản; đối với rau, hoa, quả; áp dụng máy, thiết bị cho chăn nuôi nông hộ theo hình thức công nghiệp, có kỹ thuật và công nghệ phù hợp để hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường vừa bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi; cơ giới hóa chăn nuôi chuồng trại, chế biến thức ăn, vệ sinh chuồng trại; chú trọng xử lý chất thải chăn nuôi thành các sản phẩm dưới dạng năng lượng (nhiệt - điện) và phân bón hữu cơ cho cây trồng; ở ao nuôi quy mô công nghiệp đạt 90% diện tích nuôi sử dụng máy móc ở các khâu; chú trọng phát triển tàu khai thác hải sản xa bờ; tại vùng trồng rừng tập trung, quy mô lớn có sử dụng máy móc các khâu làm đất đạt 75%, trồng cây đạt 50%, phòng trừ sâu bệnh và phòng, chống cháy rừng đạt 90%...
Đối với việc cơ giới hóa vùng sản xuất, ở vùng đồng bằng, các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung phát triển cơ giới hóa tại vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn về lúa, khoai lang, lạc, ngô và rau, hoa các loại theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, sản xuất theo quy trình VietGAP, hướng hữu cơ, hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu, hình thành khu nông nghiệp sinh thái và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ở khu vực đô thị, nghiên cứu phát triển mô hình áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa tại vườn nông nghiệp đô thị dạng thủy canh, hữu cơ dạng nhà lưới nhà màng; phát triển cơ giới hóa ngành chăn nuôi theo hướng chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và liên kết theo chuỗi chăn nuôi gia súc, gia cầm; phát triển cơ giới hóa thủy sản tập trung ở khâu chăm sóc, chế biến thức ăn, đa dạng hình thức nuôi và đối tượng nuôi, tận dụng ao hồ, mặt nước để nuôi theo hình thức hộ gia đình, trang trại, ưu tiên các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao. Ở vùng trung du, đồi núi, chú trọng phát triển cơ giới hóa khâu trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, trồng rừng gỗ lớn và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng rừng nhằm tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế của rừng trồng; đẩy nhanh tốc độ phát triển tổng đàn và nâng cao chất lượng đàn với đối tượng nuôi chủ lực, đồng thời chú trọng phát triển đối tượng nuôi khác. Ở vùng đất cát ven biển, vùng biển, tăng cường năng lực, cơ giới hóa khâu đánh bắt thủy sản theo hướng tăng cường đánh bắt xa bờ, giảm dần khai thác ven bờ để bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản; phát triển vùng nuôi trồng thủy sản tập trung nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, đưa ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng.
Ngoài ra, các sở, ngành, địa phương chú trọng công tác đào tạo nghề cơ khí, vận hành máy móc, thiết bị trong sản xuất nông nghiệp cho nông dân; thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề cho nông dân, tổ chức hợp tác liên kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, gắn đào tạo với sử dụng lao động tại chỗ; đồng thời hỗ trợ máy móc, thiết bị phục vụ cơ giới hóa, xây dựng mô hình trình diễn áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp…
Kế hoạch cũng nêu rõ: Việc phát triển cơ giới hóa phải gắn với quá trình cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; gắn với chuỗi giá trị thông qua mô hình liên kết tổ chức sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm quy mô lớn; khuyến khích, thu hút thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển cơ giới hóa nông nghiệp (chế tạo máy, trang bị máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất); đồng thời tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển cơ giới hóa trong nông nghiệp theo hướng hiện đại, thông minh, hiệu quả và bền vững.


Phòng TT-TT (T.H)

More