Bài viết untuk sementara tidak tersedia.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Phát huy hiệu quả công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng

Font size : A- A A+
 Trong những năm qua tỉnh Quảng Bình rất chú trọng phát triển hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng phục vụ tưới cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Theo thống kê đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh có khoảng 75 hồ chứa nước nhỏ; 193 đập dâng nhỏ; 298 trạm bơm nhỏ, chiều dài kênh mương nội đồng khoảng 2.044 km, trong đó đã đầu tư nâng cấp kiên cố hóa được khoảng 1.306 km. Các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng đảm nhận tưới cho hơn 27.000 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và phục vụ nhu cầu dân sinh.

 Việc đầu tư xây dựng công trình đầu mối và kênh chính của các hệ thống công trình thủy lợi vừa và lớn cơ bản đã hoàn thành. Tuy nhiên, phần lớn các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng chưa được hoàn thiện, phần lớn được xây dựng từ cách đây 20-30 năm; thiếu kinh phí tu bổ thường xuyên nên phần lớn đã xuống cấp; tài liệu, hồ sơ liên quan đến công trình bị mất mát, thất lạc gây khó khăn cho việc quản lý, phục vụ tưới cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Để đảm bảo phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trong thời gian tới, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 494/KH-UBND ngày 05/4/2021 Kế hoạch phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025 với quan điểm, mục tiêu và giải pháp phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng là nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công trình thủy lợi, phục vụ nhu cầu sử dụng nước đa dạng trong nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trong đó các tổ chức, cá nhân và người dân trên địa bàn đóng vai trò chủ đạo trong phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; Nhà nước có chính sách hỗ trợ thông qua các tổ chức thủy lợi cơ sở, tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế. Đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; phát huy nội lực, nâng cao vai trò chủ thể của người dân trong đầu tư, quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.
Đồng thời, các địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống thể chế, chính sách; hoàn thiện cơ sở hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trên cơ sở huy động tối đa các nguồn lực, khuyến khích đầu tư công trình thủy lợi nhỏ; rà soát, thành lập, củng cố, kiện toàn tổ chức thủy lợi cơ sở theo Luật Thủy lợi để quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng hoạt động hiệu quả, bền vững; áp dụng khoa học công nghệ trong xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng gắn với giao thông nội đồng, như: công nghệ kênh bê tông vỏ mỏng đúc sẵn, đường ống…; ứng dụng công nghệ tưới, tiêu hiện đại, chế độ, quy trình tưới tiết kiệm nước đáp ứng các biện pháp canh tác tiên tiến, khoa học ứng với các giai đoạn sinh trưởng cho các loại cây trồng; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn tăng cường năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, an toàn đập cho các cán bộ quản lý nhà nước về thủy lợi cấp huyện, xã; người trực tiếp quản lý, khai thác công trình thủy lợi của các tổ chức thủy lợi cơ sở; tăng cường công tác thông tin, truyền thông về chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước đối với công tác quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng để nâng cao nhận thức của người dân về ý thức bảo vệ công trình thủy lợi, bảo vệ chất lượng nước, sử dụng nước tiết kiệm qua đó nâng cao hiệu quả công trình thủy lợi gắn với xây dựng nông thôn mới.
Trong thời gian tới việc triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nêu trên, hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trên địa bàn tỉnh sẽ góp phần thắng lợi cho những vụ mùa bội thu.

 

Các địa phương trong tỉnh chú trọng phát huy hiệu quả hệ thống kênh mương, thủy lợi nội đồng


Mai Việt Hưng
Chi cục Thủy lợi

 

More