Bài viết untuk sementara tidak tersedia.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh

Font size : A- A A+
 Theo thông tin của Cục Thú y, từ giữa tháng 10/2020 đến nay, bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) trên gia súc xảy ra tại 87 xã thuộc 12 tỉnh, thành phố trên cả nước làm 1.150 con gia súc mắc bệnh, 170 con gia súc tiêu hủy. Nguy cơ dịch bệnh xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh ta là rất lớn do hiện nay Việt Nam chưa nhập khẩu vắc xin phòng bệnh; nhu cầu vận chuyển, giết mổ gia súc các tháng cuối năm tăng mạnh; thời tiết chuyển biến bất thường, xuất hiện nhiều đợt rét đậm, rét hại cộng với môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm sau lũ lụt tạo điều kiện cho mầm bệnh trên gia súc phát sinh và gây bệnh; chăn nuôi gia súc tỉnh ta chủ yếu là nông hộ, chưa áp dụng triệt để các biện pháp an toàn sinh học, chăn thả trâu bò chung đồng rộng, đồng cỏ còn phổ biến.

 Trước nguy cơ cao dịch bệnh viêm da nổi cục trâu bò có thể xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh, ngày 22/12/2020, UBND tỉnh có Công văn số 2330/UBND-KT yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 8634/CT-BNN-TY ngày 09/12/2020, Công điện khẩn số 7575/CĐ-BNN-TY ngày 31/10/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công văn số 2046/UBND-KT ngày 10/11/2020 của UBND tỉnh về triển khai đồng bộ các biện pháp ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò.
Trong đó, UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường tuyên truyền dấu hiệu nhận biết, tính chất nguy hiểm và biện pháp phòng, chống bệnh VDNC trên trâu bò, nhất là tuyên truyền, vận động người dân vùng biên giới tác hại của việc vận chuyển, buôn bán gia súc, sản phẩm gia súc nhập lậu trái phép để người dân hiểu, không tham gia, tiếp tay cho buôn lậu; hướng dẫn người chăn nuôi chủ động theo dõi, kịp thời báo cáo chính quyền và cơ quan thú y địa phương khi phát hiện gia súc có biểu hiện bệnh, nghi bị bệnh VDNC; áp dụng biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi như vệ sinh, tiêu độc khử trùng, diệt côn trùng, bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho gia súc…; đồng thời cử đoàn công tác kiểm tra tình hình phòng, chống rét và dịch bệnh ở cơ sở, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm trường hợp giấu, không khai báo làm dịch bệnh lây lan; chủ động lấy mẫu khi phát hiện gia súc nghi bị bệnh VDNC để xét nghiệm, tổ chức triển khai phòng, chống dịch bệnh kịp thời.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với các ban, ngành liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua Chốt kiểm soát dịch bệnh động vật tạm thời phía Bắc tỉnh Quảng Bình; xử lý nghiêm trường hợp vi phạm nhất là trường hợp vận chuyển gia súc mắc bệnh viem da nổi cục; xây dựng kế hoạch lấy mẫu giám sát chủ động vi rút gây bệnh viêm da nổi cục tại các vùng nguy cơ cao, có mật độ chăn nuôi trâu bò lớn.
Cùng với đó, Ban chỉ đạo 389 tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ gia súc, sản phẩm gia súc nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ; Cục Hải quan Quảng Bình, Chi cục Thú y vùng III chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia súc, sản phẩm của gia súc qua biên giới.


Phòng Thông tin – Tuyên Truyền

 

More