Bài viết è temporaneamente non disponibile.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Ngành nông nghiệp và PTNT đẩy mạnh chuyển đổi số

Font size : A- A A+

Xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ cũng như là xu thế tất yếu hiện nay, do đó, ngành nông nghiệp và PTNT đang nỗ lực thực hiện công tác chuyển đổi số trên các lĩnh vực để đạt được các mục tiêu mà UBND tỉnh Quàng Bình đề ra.

Kế hoạch Chuyển đổi số Ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định mục tiêu: Tập trung thực hiện chuyển đổi số ngành nông nghiệp đồng bộ, toàn diện theo hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thông minh; quản lý nông nghiệp dựa trên công nghệ số thông qua nền tảng ứng dụng số; ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình, cung cấp thông tin liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; đẩy mạnh liên kết vùng đối với chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm; phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp; tham gia bảo đảm an toàn thông tin...

Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện, ngành Nông nghiệp đã nỗ lực trong xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số; chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền công tác chuyển đổi số, đặc biệt là thực hiện phổ cập nhận diện Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2023, triển khai các hoạt động hướng tới ngày chuyển đổi số.

Ngành Nông nghiệp thực hiện nghiêm các phần mềm ứng dụng chung của tỉnh về quản lý nhân sự; quản lý kế toán hành chính; quản lý tài sản; quản lý thanh tra, khiếu nại, tố cáo; quản lý chỉ đạo điều hành của tỉnh; chữ ký số, thư điện tử công vụ và hệ thống quản lý văn bản và điều hành của tỉnh.

Bên cạnh đó, Ngành cũng đã tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Trong lĩnh vực thủy sản, hiện tại đang ứng dụng 3 phần mềm chuyên ngành là phần mềm dữ liệu VNFishbase (hệ thống cơ sở dữ liệu tàu cá quốc gia); phần mềm giám sát tàu cá (VMS); phần mềm quản lý giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, ứng dụng phần mềm theo dõi diễn biến rừng, tích hợp dữ liệu bản đồ quy hoạch 3 loại rừng và bản đồ vùng trọng điểm cháy. Trong lĩnh vực thủy lợi và phòng chống thiên tai, Chi cục Thủy lợi đã ứng dựng phần mềm Google Earth kết hợp bản đồ nền Map Info để quản lý cơ sở dữ liệu về thủy lợi, đê, kè; hệ thống đo mưa tự động Vrain để dự báo lượng mưa, nhiệt độ; mô hình ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo IOT cảnh báo lũ sớm. Trong lĩnh vực chăn nuôi Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Cục chăn nuôi thử nghiệm phần mềm Quản lý chăn nuôi...

Hiện tại, từ nguồn hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và PTNT năm 2023, ngành Nông nghiệp đã đẩy mạnh thực hiện xây dựng hệ thống dữ liệu phục vụ cấp và quản lý mã số vùng trồng, hướng dẫn cấp, quản lý mã số vùng trồng nội địa; xây dựng phần mềm quản lý và chấm điểm, đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh; Số hóa các công trình hồ chứa thủy lợi lên bản đồ; Ứng dụng nhật ký điện tử trong quản lý sản xuất tại Trung tâm Giống vật nuôi và Trung tâm giống Thủy sản...

Đặc biệt, công tác giới thiệu sản phẩm, quảng bá sản phẩm OCOP trên nền tảng số đang cho thấy hiệu quả của nó. Tính đến tháng 9/2023, có 145 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trển lên (trong đó có 19 sản phẩm 4 sao; 126 sản phẩm 3 sao), có 93 chủ thể kinh tế có sản phẩm OCOP được công nhận các sản phẩm đều được đăng tải đầy đủ trên trang web: http://ocop.quangbinh. Lượng tiêu thụ các sản phẩm trên nền tảng số tăng mạnh, góp phần nâng cao kinh tế, phát huy được tiềm năng, lợi thế của các địa phương. Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham gia các chương trình xúc tiến thương mại như: tham gia trưng bày nông sản và sản phẩm OCOP tại hội nghị triển khai chương trình hành động của Thủ tướng chính phủ về triển khai Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị tại tỉnh Bình Định; tham gia trưng bày nông sản và sản phẩm OCOP tại hội nghị triển khai nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị tại tỉnh Quảng Ninh; tham gia Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 23- AgroViet 2023…

Trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp và PTNT tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyền truyền nhằm nâng cao nhận thức đến toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành, xác định chuyển đổi số trong nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ ưu tiên, trọng tâm để thực hiện công cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao sức cạnh tranh, giá trị gia tăng, phát triern bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Ngành cũng tiếp tục hoàn thành các chỉ tiêu về thể chế số, chính quyền số, nhận thức số, nhân lực số... đảm bảo đúng kề hoạch đề ra; tăng cường các hoạt động hỗ trợ các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản chủ lực, tiềm năng của tỉnh, giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử…

 Các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Quảng Bình đã được gắn tem truy xuất nguồn gốc và có mặt trên các sàn thương mại điện tử

 

                                                                                      Thùy Trang

More