Bài viết זמנית לא זמין
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Họp Ban chỉ đạo Chuyển đổi số Sở Nông nghiệp và PTNT

Font size : A- A A+
 Sáng ngày 18/02/2022, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số Sở Nông nghiệp tổ chức họp do đồng chí Trần Đình Hiệp, Phó Giám đốc Sở - Trưởng BCĐ chủ trì.

 Theo đồng chí Trần Đình Hiệp, Phó Giám đốc Sở - Trưởng BCĐ, chuyển đối số là xu thế tất yếu trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp. Quảng Bình là tỉnh nông nghiệp nên việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, xây dựng nông nghiệp thông minh, tiến tới nông nghiệp số cần phải được chú trọng. Tuy nhiên, chuyển đổi số là cuộc cách mạng lớn, mang tính lịch sử nên cần thận trọng, là chủ đề “nóng” nhưng càng “nóng” càng không thể “vội”; càng không thể chạy theo phong trào”. Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp tại tỉnh ta bước đầu thể hiện qua việc ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong. Tuy nhiên, đó chỉ là kết quả bước đầu của việc ứng dụng công nghệ số chứ chưa hẳn là “nông nghiệp số”. Cần phải đổi cả phương thức sản xuất và phương thức quản lý nông nghiệp; mà trước hết là phải thay đổi tư duy.


Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận một số chỉ tiêu và mô hình chuyển đổi số thực hiện năm 2022. Trong đó tập trung vào những thách thức trong quá trình chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, như: chất lượng nguồn nhân lực có chuyên môn cao về sản xuất, chế biến nông sản, sử dụng, vận hành thiết bị (tự động, số, thiết bị phân tích...) còn thiếu; người sản xuất và doanh nghiệp thiếu vốn; thiếu thông tin để ứng dụng số hóa, trong khi quy mô đất đai nhỏ lẻ, manh mún; cơ sở hạ tầng cho ứng dụng các công nghệ mới chưa đồng bộ, trình độ cơ giới hóa còn thấp (cơ khí, chế biến sâu, dây chuyền kiểm nghiệm sản phẩm…) chưa tương xứng với công nghệ số.
Kết luận cuộc họp, Trưởng BCĐ Chuyển đổi số Trần Đình Hiệp yêu cầu việc chuyển đổi số nông nghiệp cần bắt đầu từ những bước chắc chắn và cụ thể. Trong đó năm 2022 ưu tiên các hoạt động đào tào, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý cũng như doanh nghiệp, nông dân; thực hiện các chỉ tiêu về xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số; ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, hướng dẫn, khuyến khích nông dân thực hiện thương mại điện tử trong nông nghiệp tập trung vào các sản phẩm OCOP chủ lực của tỉnh. Về dài hạn, cần lồng ghép các nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số từng đơn vị; chuẩn bị xây dựng Chương trình Chuyển đổi số nông nghiệp tỉnh Quảng Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.


Thanh Nga

More