Bài viết は現在利用できません。
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc vườn cây ăn quả sau mưa bão

Font size : A- A A+
 Cây ăn quả nói chung, đặc biệt là cây có múi nói riêng rất mẫn cảm với điều kiện ngập úng, dễ bị chết và không thể chống chịu trong điều kiện ngập nước lâu ngày. Để khắc phục và giảm thiểu rủi ro cho các nhà vườn trồng cây ăn quả tại những vùng bị ngập úng, cây gãy đổ, cây sinh trưởng kém sau mưa bão, bà con cần lưu ý các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý để khôi phục vườn cây ăn quả như sau:

Một là: Sau khi nước rút khô ráo, tiến hành xới xáo quanh gốc cây nhằm phá váng ở lớp đất mặt, giúp đất thông thoáng. Vệ sinh vườn sạch sẽ và khơi thông hệ thống mương, rảnh thoát nước trong vườn, tiến hành xử lý vôi bột trên toàn bộ diện tích nhằm hạn để chế nấm bệnh. Đồng thời tưới gốc (hoặc phun) phân bón khoáng sinh đều trên lớp đất mặt xung quanh nền gốc mới xới bằng các loại như: Fuvix; Humic… có tác dụng chống thối rễ, nghẹt rễ, giải độc phèn, cải tạo đất, kích rễ và phục hồi rễ nhanh theo liều lượng hướng dẫn của từng loại phân.


Hai là: Đối với những cây bị gãy cành, nghiêng ngã, long gốc: Cắt bỏ những cành có góc phân cành hẹp, bị gãy để tạo điều kiện cho ánh sáng xuyên qua dễ dàng, tạo cho cây bật lộc non sau này có bộ tán phát triển mới, cân đối. Trên những cây lớn tuổi, cành to, già cỗi có tán giao nhau giữa các cây, có thể tỉa đau bằng cách cắt ngọn cành tới 2/3 chiều dài cành.. Trong việc tỉa cành tạo tán cần vệ sinh tốt các vết cắt, nhất là các cành to, nếu không làm tốt sẽ tạo điều kiện lây lan bệnh hại. Dụng cụ tỉa là cưa sắc hay kéo chuyên dụng, khi tỉa tránh làm tổn thương các cành giữ lại trên cây. Tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân bón lá (hạn chế sử dụng phân bón hóa học) để tăng khả năng phục hồi của cây. Không nên xử lý ra hoa đối với cây bị ảnh hưởng do mưa bão bị nghiêng ngã, gãy cành, nhánh. Đối với những vườn cây còn nhỏ bị nghiêng hoặc cây bị long gốc, dùng cọc chống dựng cây thẳng, lèn chặt gốc và xử lý nấm bệnh cho cây. Đối với những cây bị thiệt hại nặng như trốc gốc, gãy nhánh nặng khó phục hồi, cần xử lý hố để trồng mới lại.


Ba là: Đối với những vườn cây đang đậu quả non, mới ra hoa hoặc ra hoa trái vụ, bị ảnh hưởng từ nhẹ đến trung bình: Tăng cường chăm sóc, bón phân đủ các chất chứa Can (Ca), Đồng (Cu), Boro (B), Kẽm (Zn) hoặc các chất điều hòa sinh trưởng như: Naphthalene Acetic Acid (NAA), Gibberellic Acid (GA3) giảm rụng quả và tăng tỷ lệ đậu quả và giảm hiện tượng nứt trái.
Bốn là: Thường xuên theo dõi vườn cây, đặc biệt là cây bị tổn thương ở gốc cần dậm chặt đất, sau đó có thể tưới thuốc trừ nấm như Ridomil, Aliette, các chế phẩm Trichoderma đối kháng nấm hại… ,tưới gốc 2-3 lần cách nhau 20-25 ngày để phòng trị bệnh thối gốc và rể cây với liều lượng 1g/lít nước và sử dụng từ 5-10 lít nước/.


Năm là: Sau khi bộ rể cây ổn định trở lại mới tiến hành bón phân hữu cơ, hóa học theo đúng liều lượng quy trình của từng loại cây, tuổi cây (sau khoảng 20-30 ngày), xới đất theo hình vành khăn xung quanh tán tạo thành rãnh rải đều phân các loại, rồi lấp đất. Giai đoạn này cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý tuân thủ quy trình 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng cách). Không được sử dụng thuốc BVTV không rõ nguồn gốc, liều lượng không theo hướng dẫn của nhà sản xuất./.


Phòng CGKT Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Bình

 

 

 

 

 

More