Bài viết は現在利用できません。
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Kế hoạch thực hiện giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa trong ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Bình

Font size : A- A A+

Sở Nông nghiệp và PTNT vừa ban hành Kế hoạch về việc thực hiện giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa trong ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Bình.

Mục tiêu của Kế hoạch là tăng cường quản lý, giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa và thay thế vật liệu nhựa trong ngành nông nghiệp, góp phần ngăn chặn việc phát thải nhựa từ các nguồn thải trong ngành nông nghiệp ra môi trường; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng vật liệu nhựa cho sản xuất nông nghiệp, từ đó làm thay đổi hành vi, trách nhiệm trong sử dụng, quản lý chất thải nhựa đảm bảo phù hợp với thực tiễn và thực hiện có hiệu quả mục tiêu về quản lý và giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp; đồng thời đẩy mạnh và phát động các phong trào về bảo vệ môi trường, thu gom, tái chế, xử lý chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp.

Trong đó, giai đoạn 2023-2025 giảm giảm sử dụng tối thiểu 15% vật liệu nhựa; thu gom và phân loại được tối thiểu 80% chất thải nhựa trong lĩnh vực trồng trọt; thu gom và tiêu hủy được tối thiểu 80% chất thải nhựa trong lĩnh vực bảo vệ thực vật; giảm sử dụng tối thiểu 30% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 80% và tái sử dụng được tối thiểu 25% chất thải nhựa trong lĩnh vực chăn nuôi; thu gom, phân loại 100% theo quy định hiện hành về quản lý chất thải trong lĩnh vực thú y; giảm sử dụng tối thiểu 30% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 60% và tái sử dụng được tối thiểu 10% chất thải nhựa trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Đặc biệt, đối với lĩnh vực thủy sản, nâng cao tỷ lệ thu gom, phân loại, tái sử dụng, xử lý rác thải nhựa từ các hoạt động sản xuất thủy sản từ 50% trở lên tàu khai thác thủy sản thu gom rác thải nhựa (sinh hoạt, sản xuất) mang về bờ, tập trung tại các điểm thu gom, chuyển các đơn vị có chức năng xử lý, từ 70% trở lên cơ sở nuôi trồng thủy sản tại vùng nuôi trồng thủy sản tập trung thu gom, phân loại rác thải nhựa chuyển các đơn vị có chức năng xử lý, từ 50% trở lên cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ thu gom, phân loại rác thải nhựa tại cơ sở trước khi chuyển các đơn vị có chức năng xử lý; 100% các cơ sở chế biến xuất khẩu và 50% trở lên cơ sở chế biến quy mô nhỏ thu gom, phân loại rác thải nhựa tại nguồn trước khi chuyển các đơn vị có chức năng xử lý; từ 70% trở lên các bến cá tổ chức thu gom, phân loại rác thải nhựa, chuyển các đơn vị có chức năng xử lý. Đồng thời tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu về rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản.

Bên cạnh đó, tập trung nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa ngành nông nghiệp, cụ thể: 100% doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông nghiệp được cập nhật đầy đủ các quy định, chính sách liên quan đến quản lý vật liệu và chất thải nhựa; 50% cán bộ quản lý ngành nông nghiệp được tập huấn về các quy định, chính sách liên quan đến vật liệu và chất thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp; 50% nông dân được tập huấn nâng cao nhận thức về các quy định, chính sách liên quan đến vật liệu và chất thải nhựa.

Giai đoạn 2026-2030 giảm sử dụng tối thiểu 30% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 100% chất thải nhựa trong lĩnh vực trồng trọt; thu gom và tiêu hủy được tối thiểu 100% chất thải nhựa trong lĩnh vực bảo vệ thực vật; giảm sử dụng tối thiểu 50% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được 100% và tái sử dụng được tối thiểu 30% chất thải nhựa trong lĩnh vực chăn nuôi; thu gom, phân loại 100% theo quy định hiện hành về quản lý chất thải trong lĩnh vực thú y; giảm sử dụng tối thiểu 50% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 100% và tái sử dụng được tối thiểu 25% chất thải nhựa trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Đối với lĩnh vực thủy sản, nâng cao tỷ lệ thu gom, phân loại, tái sử dụng, xử lý rác thải nhựa từ các hoạt động sản xuất thủy sản, cụ thể: 100% tàu khai thác thủy sản thu gom rác thải nhựa (sinh hoạt, sản xuất) mang về bờ, tập trung tại các điểm thu gom, chuyển các đơn vị có chức năng xử lý; 100% các cơ sở nuôi trồng thủy sản tại vùng nuôi trồng thủy sản tập trung thu gom, phân loại rác thải nhựa chuyển các đơn vị có chức năng xử lý; từ 70% trở lên các cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ thu gom, phân loại rác thải nhựa tại cơ sở trước khi chuyển các đơn vị có chức năng xử lý; 80% trở lên cơ sở chế biến quy mô nhỏ thu gom, phân loại rác thải nhựa tại nguồn trước khi chuyển các đơn vị có chức năng xử lý; 100% bến cá tổ chức thu gom, phân loại rác thải nhựa, chuyển các đơn vị có chức năng xử lý. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản. 100% cán bộ quản lý và nông dân được tập huấn nâng cao nhận thức về các quy định, chính sách liên quan đến vật liệu và chất thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp.

Trên cơ sở mục tiêu của kế hoạch, Sở Nông nghiệp và PTNT đã giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc sở triển khai thực hiện các nội dung về điều tra, thống kê, phân loại và đánh giá tình hình thực tế của việc sử dụng cũng như phát sinh chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp; tổ chức thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp thông qua việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến cũng như xây dựng quy trình hướng dẫn thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất tại địa phương. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quản lý, sản xuất, kinh doanh, sản xuất, kinh doanh và sử dụng vật liệu nhựa trong sản xuất nông nghiệp...

                                                                               BBT Bản tin

More