Bài viết is temporarily unavailable.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn trên ao lót bạt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Font size : A- A A+

Năm 2023, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Quảng Bình hợp đồng với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thực hiện Dự án Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn trên ao lót bạt gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm. Bước đầu, Dự án đã cho thấy những hiệu quả mang lại khi năng suất, chất lượng đạt cao hơn so với nuôi truyền thống, được người dân, địa phương đánh giá cao.

Dự án thực hiện ở 3 hộ nuôi với tổng quy mô 1.4ha tại xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch. Đây là vùng nuôi tôm lâu năm, người dân chủ yếu nuôi trong ao đất, môi trường ngày càng tích tụ bị ô nhiễm, hiệu quả mang lại không cao, dịch bệnh thường xuyên đe dọa làm ảnh hưởng quá trình nuôi. Thời gian thả tôm rơi vào thời điểm thời tiết khắc nhiệt mưa nắng thất thường làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của tôm nuôi. Mặt khác chi phí đầu tư cơ sở vật chất ban đầu để nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn trên ao lót bạt cao hơn so với nuôi thông thường nên khó khăn trong việc mạnh dạn đầu tư.

Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm hỗ trợ của Trung tâm KN-KN Quảng Bình, địa phương, cũng như sự quyết tâm cao của hộ thực hiện mô hình mà Dự án đã triển khai và đưa lại kết quả tốt, khẳng định được nuôi tôm thẻ 2 giai đoạn trên ao lót bạt mang lại hiệu quả hơn so với nuôi tôm truyền thống trước đây, hạn chế rủi ro do dịch bệnh trên tôm.

Ông Đàm Văn Đạt, xã Quảng Châu, Quảng Trạch cho biết: Năm nay gia đình ông được sự hỗ trợ của Dự án, ông đã đầu tư ao lót bạt thực hiện 0,4ha nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn. Đây là lần đầu tiên ông nuôi áp dụng quy trình nuôi tôm theo VietGap nên còn bỡ ngỡ. Nhưng, sau các lớp tập huấn do Trung tâm tổ chức cũng như được sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ kỹ thuật, cán bộ tư vấn đánh giá VietGap từ khâu chuẩn bị ao nuôi, lấy nước vào ao, gây màu nước, chọn giống, quản lý, chăm sóc, phòng trị bệnh, thu hoạch, hướng dẫn ghi sổ nhật ký, hạch toán hiệu quả kinh tế… thì ông đã nắm được các kiến thức cơ bản để vận dụng vào nuôi tôm.

Cũng như ông Đạt, năm nay, ông Đặng Văn Nghiệp, xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch cũng thực hiện Dự án với quy mô 0,4ha. Ông Nghiệp chia sẻ: Những năm trở lại đây, tôi cũng nuôi trên ao đất, do đáy ao nuôi lâu bị ô nhiễm, thời tiết khắc nhiệt tôm nuôi hay bị bệnh, hiệu quả không cao. Năm nay, ông cùng một số hộ trong vùng đầu tư ao hồ để thực hiện Dự án với mong muốn mang lại năng suất cao, hạn chế được các rủi ro khi nuôi, đồng thời áp dụng VietGAP để giá thành tốt hơn. Sau khi thực hiện mô hình, ông Nghiệp đã học được cách quản lý tôm một cách khoa học, nhờ nuôi 2 giai đoạn mà giúp cho việc kiểm soát môi trường, mật độ tôm nuôi ở từng giai đoạn, lượng thức ăn tốt hơn, nhằm giảm các chi phí đầu vào như thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học; đồng thời nhận biết được những sản phẩm thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học tốt trên thị trường, những loại được dùng và không được dùng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Sản phẩm sản xuất được kết nối thị trường tiêu thụ nên người nuôi yên tâm sản xuất.

Chị Hồ Thị Thủy, Chủ nhiệm Dự án, Phó Trưởng phòng Kỹ thuật Chăn nuôi-Thủy sản (Trung tâm KN-KN) cho biết: Vùng nuôi tôm Quảng Châu trước đây các hộ chủ yếu đầu tư nuôi trong ao đất, nuôi 1 giai đoạn, chưa có điều kiện đầu tư ao hồ nên thả nuôi với mật độ thấp,  hiệu quả mang lại chưa cao, rủi ro do dịch bệnh cũng như thiên tai luôn xảy ra. Năm 2023, sau khi được phê duyệt dự án, Trung tâm KN-KN khảo sát và chọn điểm Quảng Châu để hỗ trợ mô hình cho bà con.

Qua quá trình triển khai mô hình đã mang lại kết quả đáng kể cho các hộ nuôi, năng suất đạt gần 18 tấn/ha, tăng hiệu quả kinh tế cho người dân >15% so với nuôi theo phương pháp truyền thống, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Ngoài ra, Trung tâm cũng đã tìm kiếm và kết nối với các đơn vị thu mua hải sản trên địa bàn tỉnh để liên kết tiêu thụ sản phẩm cho bà con.

Mô hình thúc đẩy quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn trên ao lót bạt giúp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh hướng tới nuôi trồng thủy sản an toàn, bền vững, góp phần phát triển ngành nuôi tôm Việt Nam theo hướng bền vững. Trong quá trình sản xuất áp dụng theo VietGAP đã hướng người nuôi đến xu hướng tất yếu của sản xuất trong thời kỳ mới hiện nay là: có trách nhiệm với cộng đồng, thân thiện môi trường, đưa lại năng suất cao, phát triển bền vững. Từ mô hình đã được nhiều hộ nuôi trong vùng quan tâm tham quan học hỏi và áp dụng vào sản xuất.

Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn trên ao lóy bạt của hộ ông Đàm Văn Đạt

                                                                                                          Thùy Trang

More