Bài viết is temporarily unavailable.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Nâng cao ý thức phòng chống bệnh Dại

Font size : A- A A+

Thời tiết nắng nóng vào mùa hè tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh Dại phát triển, vì vậy việc phòng, chống bệnh Dại trong thời gian tới là cần thiết, người dân cần nâng cao ý thức nhằm hạn chế thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh Dại gây ra.

Trong những năm qua, tình hình bệnh Dại có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Cụ thể, trong năm 2023, cả nước đã có 82 người chết vì bệnh Dại tại 30 tỉnh, thành phố, riêng trong các tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra 17 ổ bệnh Dại trên động vật ở 12 tỉnh, thành phố và 18 ca tử vong trên người do bệnh Dại ở 14 tỉnh, thành phố, số người bị động vật cắn phải điều trị dự phòng bệnh Dại đã lên tới gần 70.000 người. Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, từ năm 2023 đến nay đã có 04 trường hợp tử vong do bị bệnh Dại.

Một số nguyên nhân chủ yếu của dịch bệnh Dại gia tăng đó là do các địa phương chưa quản lý chặt chẽ đàn chó, mèo, tình trạng chó thả rông còn phổ biến, đặc biệt tại các vùng nông thôn; công tác tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại chưa đạt hiệu quả cao; người bị động vật cắn còn chủ quan không sơ cứu, không tiêm phòng bệnh Dại; sự phối hợp liên ngành trong công tác phòng chống bệnh Dại giữa các ngành Thú y, Y tế và chính quyền ở một số địa phương còn hạn chế… Vì vậy nguy cơ dịch bệnh phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất lớn.

Nhằm chủ động kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh Dại trên động vật, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Chỉ thị số 1296/CT-BNN-TY ngày 26/02/2024 về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống bệnh Dại trên động vật; UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã ban hành Công văn số 392/UBND-KT ngày 08/3/2024 về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn. Theo đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cần tăng cường phối hợp với các ban ngành, địa phương tuyên truyền sâu rộng, khuyến cáo người dân về nguy cơ, tác hại và biện pháp phòng chống dịch bệnh nguy hiểm trên động vật, trong đó có bệnh Dại do động vật cắn người…

Chi cục chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý chó, mèo, thống kê chính xác số hộ nuôi và tổng đàn chó mèo, xử lý triệt để tình trạng chó thả rông trên địa bàn, hướng dẫn chủ hộ cam kết thực hiện khai báo và nuôi nhốt chó, mèo đảm bảo vệ sinh thú y, cần tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho đàn chó mèo; xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh Dại trên động vật. Các địa phương cần tổ chức triển khai tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật nuôi đợt 1/2024 hiệu quả, đạt tỉ lệ cao; đồng thời phối hợp với cơ quan thú y giám sát bệnh Dại, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Dại, điều tra, xử lý ổ dịch; lấy mẫu xét nghiệm những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Dại.

Cán bộ thú y tiêm vắc-xin Dại trên địa bàn xã Đồng Trạch (Bố Trạch)

 

                                                                                                Bích Phương

More