Bài viết er midlertidig utilgjengelig.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát và truy xuất nguồn gốc lâm sản

Font size : A- A A+
 Với mục tiêu nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, mua bán, vận chuyển lâm sản; tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, chế biến kinh doanh gỗ và lâm sản trên địa bàn toàn tỉnh có điều kiện để nâng cao được chất lượng sản phẩm, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, gia tăng giá trị sản phẩm có giá trị và phát triển bền vững; hạn chế đến mức thấp nhất các vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh lâm sản, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát và giám sát, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với các cơ sở, doanh nghiệp chế biến, kinh doanh lâm sản trên địa bàn.

 Với mục tiêu nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, mua bán, vận chuyển lâm sản; tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, chế biến kinh doanh gỗ và lâm sản trên địa bàn toàn tỉnh có điều kiện để nâng cao được chất lượng sản phẩm, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, gia tăng giá trị sản phẩm có giá trị và phát triển bền vững; hạn chế đến mức thấp nhất các vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh lâm sản, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát và giám sát, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với các cơ sở, doanh nghiệp chế biến, kinh doanh lâm sản trên địa bàn.
Thời gian qua, được sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp; sự phối hợp nhịp nhàng của các lực lượng chức năng, với vai trò nồng cốt của lực lượng Kiểm lâm. Công tác đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình được triển khai có hiệu quả, tạo được sức mạnh tổng hợp, sự đồng bộ, chuyên nghiệp trong thực thi công vụ. Lực lượng Kiểm lâm địa bàn đã thực hiện việc bám dân, bám địa bàn, bám chính quyền, tạo ra thế trận bảo vệ rừng toàn dân, góp phần quan trọng để giữ vững tình hình an ninh rừng trên địa bàn.
Nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình hình khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật được triển khai như:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Với mục đích chủ yếu: Nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu lâm sản; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, kiểm tra, kiểm soát lâm sản cho cán bộ, công chức Kiểm lâm và các cơ quan chức năng liên quan.
- Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, mua bán, vận chuyển lâm sản trên địa bàn. Tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh lâm sản có đầy đủ điều kiện để nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, gia tăng sản phẩm có giá trị và phát triển bền vững.
- Nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát lâm sản, thường xuyên tổ chức đào tạo tập huấn và bổ sung trang thiết bị, phương tiện cho lực lượng Kiểm lâm và các cơ quan chức năng nhằm nâng cao năng lực quản lý, kiểm tra, kiểm soát lâm sản, như: Tập huấn nâng cao kiến thức về pháp luật và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức Kiểm lâm và các cơ quan chức năng liên quan; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thường xảy ra vi phạm trong thời gian qua, lập được danh sách, địa chỉ cụ thể về các đối tượng có hành vi mua bán, kinh doanh, cất giữ lâm sản trái pháp luật; tổ chức các đợt kiểm tra định kỳ, đột xuất các cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương các cấp trong công tác kiểm tra, kiểm soát lâm sản; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở, doanh nghiệp có hành vi mua bán, vận chuyển, kinh doanh, cất giữ lâm sản trái pháp luật.
Trong 9 tháng đầu năm 2020, lực lượng kiểm lâm và các ngành chức năng đã lập biên bản và xử lý 363 vụ vi phạm (có 07 vụ từ ngoại tỉnh đến), giảm 36% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, phá rừng, lấn chiếm rừng và đất LN trái pháp luật 32 vụ; vi phạm quy định về hồ sơ, thủ tục khai thác lâm sản có nguồn gốc hợp pháp 09 vụ; khai thác rừng trái phép 03 vụ; vi phạm qui định chung của Nhà nước về BVR 05 vụ; vi phạm quy định về trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác 01 vụ; mua bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản trái pháp luật 77 vụ; tịch thu LSPT không xác định được người vi phạm 23 vụ. Số lâm sản tịch thu trên 328m3 gỗ các loại; thu nộp ngân sách trên 5 tỷ đồng, trong đó thu từ tiền phạt VPHC 2,3 tỷ đồng, thu từ bán lâm sản và phương tiện tịch thu 2,7 tỷ đồng.
Bên cạnh những thành tích đạt được, vẫn còn những khó khăn, tồn tại gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng của lực lượng kiểm lâm. Tình trạng người dân, đồng bào một số xã miền núi việc khai thác gỗ để tu sửa, làm nhà theo các chương trình hỗ trợ vẫn xảy ra; nạn săn bắt động vật hoang dã, vận chuyển lâm sản trái pháp luật trên địa bàn các xã vùng đệm Phong Nha-Kẻ Bàng nơi có dân bản sống gần rừng, liền rừng vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Các đối tượng vi phạm sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để che giấu sự kiểm soát của cơ quan chức năng; tình trạng vi phạm nhiều lần, tái phạm vẫn xảy ra. Cá biệt khi bị phát hiện, các đối tượng vi phạm thường tổ chức đông người tham gia để sẵn sàng cản trở, chống trả quyết liệt lực lượng kiểm lâm và bảo vệ rừng. Ngoài ra, các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập, chồng chéo, như: quy định về động vật rừng, động vật hoang dã và động vật gây nuôi; một số hành vi chưa quy định rõ trách nhiệm của người thực hiện hành vi, trách nhiệm của chủ rừng để rừng bị xâm hại; việc tạm giữ tang vật, phương tiện để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt… gây khó khăn cho công tác xử lý vi phạm.
Nhận định thời gian tới nhất là những tháng cuối năm, tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt, giết mổ động vật rừng trái pháp luật sẽ diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh. Với vai trò là cơ quan tham mưu cho chính quyền các cấp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình sẽ phát huy vai trò trách nhiệm, tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành các kế hoạch, đồng thời triển khai các biện pháp cấp bách, kiểm soát tình hình và chủ động ứng phó có hiệu quả các tình huống xảy ra, kịp thời ngăn chặn và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp trong thời gian tới, góp phần quan trọng ổn định tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.


Trần Mạnh Luật
Chi cục Kiểm lâm

More