Bài viết jest tymczasowo niedostępny.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

BQL Rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng bình: tăng cường công tác tuyên truyền PCCCR trong thời gian nắng nóng cao điểm

Font size : A- A A+

 Được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và xây dựng, phát triển hệ thống rừng phòng hộ ven biển với diện tích trên 13.000 ha, trong đó có hơn 4.000ha rừng phòng hộ, còn lại là rừng sản xuất, BQL rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình đã tập trung tăng cường công tác tuyên truyền phòng cháy chữa cháy rừng, nhất là vào thời điểm nắng nóng cao điểm, nguy cơ cao xảy ra cháy rừng.

 Năm 2019, thời tiết diễn biến hết sức phức tạp, nắng nóng đến sớm và kéo dài kết hợp với gió Tây nam hoạt động mạnh, nhiệt độ có ngày lên đến hơn 40oC, nguy cơ cháy rừng là rất cao, mức cảnh báo cháy rừng luôn ở cấp cực kỳ nguy hiểm (cấp IV, cấp V). Với đặc điểm nằm ở giữa vùng dân cư của 11 xã (thuộc 2 huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy), hệ thống rừng chủ yếu là cây thấp, thực bì là cỏ rười kết hợp với cành khô rụng tạp nên lớp vật liệu cháy rất dày…, do đó áp lực về bảo vệ rừng là rất lớn. Trước tình hình đó, đơn vị xác định công tác PCCCR là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách nên đã xây dựng và chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc phương án BVR, PCCCR. 

Theo ông Nguyễn Quang Thụy, Giám đốc BQL Rừng phòng hộ ven biển, ngay từ đầu năm, đơn vị đã ban hành các văn bản chỉ đạo về quản lý, BVR; đồng thời triển khai công tác PCCCR bằng các giải pháp cụ thể, sát với tình hình thực tế, như: tăng cường tuần tra BVR, đặc biệt là những khu vực có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao; canh trực tại chòi canh lửa 24/24 giờ phát hiện kịp thời các điểm phát lửa; tổ chức lực lượng cơ động sẵn sàng chữa cháy khi có cháy xảy ra; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện đảm bảo phương châm 4 tại chỗ: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ để sẵn sàng ứng cứu khi xảy ra cháy. Bên cạnh đó, đơn vị cũng xác định công tác tuyên truyền về PCCCR giữ vai trò then chốt trong thực hiện nhiệm vụ PCCCR trên địa bàn nên tập trung tăng cường hoạt động này.
 Theo đó, đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương các xã vùng cát như Hải Hải Ninh, Gia Ninh, Võ Ninh (Quảng Ninh), Hồng Thủy, Thanh Thủy, Cam Thủy, Hưng Thủy, Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Nam, Sen Thủy (Lệ Thủy) để tổ chức tập huấn và phổ biến sâu rộng các quy định về PCCCR đến tận mỗi thôn xóm. Qua những đợt tập huấn, nội dung tuyên truyền về những quy định trong công tác BVR và PCCCR đã đến được với người dân và giúp người dân vùng cát có những hiểu biết sát thực nhất về tác dụng của rừng phòng hộ ven biển.
Ông Võ Huy Nọi ở xã Hưng Thủy (Lệ Thủy) chia sẻ: Nhờ được BQL Rừng phòng hộ tổ chức tập huấn, tuyên truyền mà chúng tôi đã ý thức tốt hơn về vai trò của rừng phòng hộ đối với đời sống sinh hoạt của mọi người trên địa bàn, giúp chúng tôi có thêm kiến thức về BVR và PCCCR, những thiệt hại, tác động nghiêm trọng đến môi trường và đời sống sinh hoạt do cháy rừng gây ra. Chúng tôi cũng đã ý thức được trách nhiệm PCCCR là trách nhiệm của toàn dân nói chung và mỗi người dân trên địa bàn vùng cát ven biển nói riêng, từ đó chúng tôi sẽ bảo vệ rừng tốt hơn.
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, trong thời gian tới thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài kết hợp với gió Tây Nam thổi mạnh nên nguy cơ cháy rừng là rất cao. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, ngoài sự nỗ lực triển khai thực hiện các giải pháp trong công tác PCCCR một cách quyết liệt của đơn vị, đòi hỏi phải có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, nhất là chính quyền địa phương cấp xã, phải tăng cường công tác tuyên truyền đến tận người dân trong việc sử dụng lửa trong rừng (thắp hương, đốt vàng mã, đốt rác...) đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra cháy rừng; đồng thời phải chuẩn bị đầy đủ phương án 4 tại chỗ trong công tác PCCCR để sẵn sàng ứng cứu, huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ khi xảy ra cháy rừng.
 
                                                                             Võ Mạnh Vương

More