Элемент "Bài viết" временно недоступен.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Chủ động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản sau lũ lụt

Font size : A- A A+
 Sau 02 đợt mưa lũ liên tiếp trong tháng 10/2020, tỉnh Quảng Bình đã chịu thiệt hại nghiêm trọng về con người và tài sản, đặc biệt là trong đợt lũ lịch sử từ ngày 16 đến ngày 20, đã có hàng ngàn héc ta hoa màu, hàng vạn gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi bị chết hoặc lũ cuốn trôi đến nay các địa phương chưa thống kê được. Dự báo thời gian tới, thiên tai còn diễn biến phức tạp, nguy cơ dịch bệnh trên động vật phát sinh và lây lan rất cao do môi trường sau mưa lũ chưa được xử lý tốt, sức đề kháng của vật nuôi giảm, chuồng trại chăn nuôi hư hỏng chưa khôi phục được.

 Để chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại sau lũ lụt gây ra, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình khuyến cáo người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản một số biện pháp như sau:
1. Đối với gia súc, gia cầm
+ Tổ chức quyét dọn, thu gom toàn bộ bùn đất, phân, chất thải, rác thải tại khu vực chuồng nuôi gia súc, gia cầm và khu vực tiếp giáp xung quanh; rắc vôi, đóng vào bao hoặc đào hố ủ phân; thu gom, xử lý gia súc, gia cầm chết theo hướng dẫn của cơ quan quan thú y địa phương.
+ Nạo vét, dọn bùn đất, khơi thông cống rãnh bên trong chuồng nuôi và khu vực xung quanh; đặt túi vôi tại các rãnh thoát nước.
+ Cọ rửa sạch sẽ bề mặt nền chuồng, tường chuồng, dụng cụ chăn nuôi trước khi phun tiêu độc khử trùng.
+ Thực hiện phun tiêu độc khử trùng (TĐKT) toàn bộ chuồng nuôi và khu vực xung quanh liên tục 01 lần/02 ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên bằng các loại hóa chất thuộc Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam như Benkocid, Han-Iodine, Vinadin, Virkon... Việc TĐKT đảm bảo nguyên tắc: Người thực hiện phải mang quần áo bảo hộ lao động, có khẩu trang che mặt, kín bảo hộ; Thực hiện phun TĐKT từ khu sạch đến khu bẩn, tránh phun trực tiếp lên vật nuôi; Nồng độ pha loãng hóa chất sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và đảm bảo phun ướt toàn bộ bề mặt diện tích cần sát trùng.
+ Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, tăng khẩu phần ăn để nhanh chóng phục hồi sức khỏe, tăng khả năng phòng bệnh cho vật nuôi.
+ Khôi phục diện tích trồng cây thức ăn thô xanh nhằm chủ động nguồn thức ăn cho gia súc.
+ Thường xuyên giám sát, theo dõi tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, đặc biệt là các vùng có nguy cơ cao, ổ dịch cũ để kịp thời xử lý khi phát hiện dịch bệnh xảy ra.
2. Đối với thủy sản nuôi
+ Thu gom, xử lý thủy sản nuôi bị chết theo hướng dẫn của cơ quan thú y địa phương.
+ Kiểm tra, xử lý các yếu tố môi trường tại ao, đầm, nơi đặt lồng bè hoặc di chuyển lồng bè đến nơi thích hợp.
+ Bổ sung vitamin hoặc chế phẩm sinh học để tăng sức đề kháng cho vật nuôi, theo dõi sức khỏe của thủy sản nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời.
+ Sử dụng thuốc, hóa chất tiêu độc khử trùng để xử lý môi trường ao nuôi, hệ thống cấp nước sau mưa lũ.


Chi cục Chăn nuôi và Thú y

More