Bài viết är tillfälligt borta.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Nhân rộng mô hình nuôi tôm càng xanh trên đất lúa chuyển đổi gắn với tiêu thụ sản phẩm

Font size : A- A A+
 Trước nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường, ngoài các đối tượng thủy sản nuôi truyền thống, Sở Nông nghiệp và PTNt đã chỉ đạo đưa vào nuôi một số đối tượng thủy đặc sản mới trong đó có tôm càng xanh. Đây là loài tôm sống và phát triển chủ yếu trong môi trường nước ngọt, có tốc độ tăng trưởng nhanh, kích thước cá thể lớn, thịt thơm ngon, là mặt hàng có giá trị kinh tế cao.

 Theo đó, năm 2019, Trung tâm đã nuôi thử nghiệm tôm càng xanh trên đất lúa chuyển đổi trên địa bàn xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế. Để khai thác hiệu quả hơn tiềm năng lợi thế vùng đất nhiễm mặn của địa phương, cuối tháng 3/202, từ nguồn vốn của Khuyến nông Quốc gia Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Bình tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trên đất lúa chuyển đổi gắn với tiêu thụ sản phẩm quy mô 3 ha, với 6 hộ (mỗi hộ 0,5ha) tham gia tại vùng nuôi trồng thủy sản xã.
Địa điểm chọn thực hiện là vùng nhiễm mặn trước đây trồng lúa nhưng hiệu quả thấp đã được chuyển đổi sang nuôi thủy sản. Các hộ tham gia mô hình phải có ao nuôi đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, cam kết thực hiện đúng quy trình kỹ thuật mô hình đề ra.

Mô hình tôm càng xanh trên đất lúa kém hiệu quả tại xã Đồng Trạch


Sau khi chọn địa điểm, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm đã phối hợp với hộ tiến hành cải tạo ao nuôi, tiến hành bơm cạn nước, tu sửa lại bờ ao, cống cấp thoát nước, vét bớt lớp bùn đáy cỏ cây, bắt và diệt ốc, diệt cá tạp bằng thuốc Saponin với liều lượng 10kg/1.000m3 nước. Bón vôi (CaCO3) khử trùng với lượng 5-7 kg/100m2, sau khi bón vôi khoảng 1 tuần, tiến hành cấp nước vào ao. Nước cấp phải được lọc qua lưới lọc mịn, sau 3-5 ngày tiến hành diệt khuẩn và kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi trước khi thả giống
Giống tôm càng xanh toàn đực được mua tại Viện nghiên cứu NTTS II, cơ sở sản xuất giống đóng ở tỉnh Bạc Liêu, không bị dị hình, không mắc bệnh, kích cỡ đồng đều, bơi lội khoẻ mạnh, màu sắc tươi sáng. Được thả nuôi với mật độ 10con/m2, số lượng giống thả 300.000con/6 hộ.
Dự kiến sau 5 tháng nuôi, tôm càng xanh khi thu hoạch trọng lượng trung bình 25 30 con/kg, tỷ lệ sống ước khoảng 50%, sản lượng tôm mỗi ao nuôi ước đạt 900kg/hộ.
Từ kết quả đó, cho thấy vùng nuôi nhiễm mặn xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch phù hợp với đặc điểm sinh thái của tôm càng xanh. Tôm sinh trưởng phát triển tốt, đề kháng cao, ít bị bệnh, chưa thấy dịch bệnh nguy hiểm xảy ra. Bên cạnh đó, người nuôi tôm cành xanh có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương như cá tạp, tép để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, phù hợp với điều kiện đầu tư sản xuất của nhiều nông dân Quảng Bình hiện nay.
Chị Hồ Thị Thủy, Phó phòng Chuyển giao Kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Bình cho biết: Để nuôi tôm càng xanh đạt hiệu quả, người nuôi cần lưu ý. Vì nguồn giống không chủ động phải liên hệ mua ở các tỉnh phía Nam, quảng đường vận chuyển xa, chi phí cao, rủi ro tương đối lớn. Ngoài ra, với đặc thù thời tiết tỉnh ta là nắng nóng kéo dài, dẫn đến nước ô nhiễm không có nước để thay. Trong vùng nuôi có nhiều địch hại như; cá tạp, tép, ốc, chim cò...cạnh tranh thức ăn, môi trường sống làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm. Do đặc tính của tôm càng xanh ăn nhau rất dữ, nên khi lột xác nếu không có nơi trú ẩn, thức ăn không đảm bảo chúng thịt ăn lẫn nhau làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống thấp.


Thùy Trang

 

More