Bài viết暂时不可用。
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Phòng, chống bệnh lùn sọc đen hại lúa hè-thu

Font size : A- A A+
 Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, tính đến ngày 26-7, có 4/8 huyện, thị xã, thành phố có diện tích lúa bị nhiễm bệnh lùn sọc đen, tập trung nhiều ở thành phố Đồng Hới và huyện Tuyên Hóa.

 Diện tích nhiễm toàn tỉnh 16,5 ha, trong đó thành phố Đồng Hới 8 ha, tập trung ở các xã, như: Bắc Nghĩa, Nam Lý, Nghĩa Ninh… Huyện Tuyên Hóa 6 ha, tập trung ở các xã, như: Thanh Hóa, Tiến Hóa, Mai Hóa,… Huyện Quảng Ninh 1,5 ha, ở các xã Hàm Ninh, Lương Ninh, Vạn Ninh. Huyện Lệ Thủy 1 ha, ở xã Văn Thủy và Tân Thủy. Tỷ lệ bệnh  phổ biến 5 - 7%, nơi cao 10 - 15%, cục bộ 20 - 30%.

Cần tích cực tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng trừ rầy hại lúa cho nông dân.
Cần tích cực tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng trừ rầy hại lúa cho nông dân.

Để chủ động phòng chống bệnh lùn sọc đen hại lúa, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật chỉ đạo cán bộ kỹ thuật tăng cường công tác điều tra phát hiện rầy lưng trắng (môi giới truyền vi rút gây bệnh), phối hợp với các địa phương, hợp tác xã, thôn hướng dẫn nông dân về kỹ thuật sử dụng thuốc đặc hiệu để phòng trừ rầy hiệu quả. Ngoài ra, cần tích cực tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng trừ rầy hại lúa trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết và thực hiện.

Dự báo trong thời gian tới, diện tích nhiễm bệnh lùn sọc đen sẽ tiếp tục gia tăng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng toàn bộ diện tích lúa vụ hè - thu năm 2018.

Do tính chất nguy hiểm của bệnh lùn sọc đen và để kịp thời ngăn chặn sự lây lan của bệnh, đặc biệt không để bệnh phát sinh thành dịch, gây thiệt hại nghiêm trọng trong vụ hè - thu và các vụ tiếp theo, các địa phương phải thường xuyên theo dõi diễn biến của bệnh lùn sọc đen, triển khai đầy đủ các biện pháp phòng bệnh và việc phòng bệnh phải mang tính cộng đồng để đạt hiệu quả cao.

Nguồn: Website Báo Quảng Bình

More