Bài viết временно не е достъпен.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Về công tác quản lý và phạm vi bảo vệ đê điều trên địa bàn tỉnh. Kỳ 2: Những giải pháp đối với công tác quản lý và bảo vệ đê điều trên địa bàn tỉnh

Font size : A- A A+

 Từ thực trạng những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý và bảo vệ đê điều trên địa bàn tỉnh như đã đề cập ở kỳ trước, trong những năm qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương trong công tác quản lý hệ thống đê điều, từng bước ngăn chặn tình trạng lấn, chiếm và xử lý hành vi vi phạm Luật Đê điều một cách triệt để. Trong đó đã ban hành Quyết định số 1381/QĐ-UBND ngày 16/6/2011 về việc Quy định tổ chức, hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân tại các xã có đê trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND ngày 26/10/2016 về Ban hành Quy định về công tác quản lý và phạm vi bảo vệ đê điều tỉnh Quảng Bình.

 Để triển khai thực hiện quy định tại Quyết định số 1381/QĐ-UBND ngày 16/6/2011 và Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND ngày 26/10/2016, từng bước ngăn chặn tình trạng lấn, chiếm và xử lý hành vi vi phạm Luật Đê điều một cách triệt để cần thiết phải thực hiện những giải pháp sau:
- ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã cần hoàn thành công tác thành lập lực lượng quản lý đê nhân dân của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn quản lý; chỉ đạo, đôn đốc và hướng dẫn các xã, phường, thị trấn có đê thực hiện quản lý lực lượng quản lý đê nhân dân theo quy định; kiện toàn tổ chức, bộ máy lực lượng quản lý đê nhân dân theo quy định đối với các địa phương đã thành lập lực lượng quản lý đê nhân dân.
- Tổ chức cắm mốc km, biển báo các loại và mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê điều trên thực địa cho tất cả các tuyến đê điều trên địa bàn. Đối với các dự án tu bổ, nâng cấp về đê điều thì trước khi nhận bàn giao quản lý từ các chủ đầu tư, ban quản lý dự án phải đảm bảo các tuyến đê đã được hoàn thành cắm biển báo các loại và mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê điều.
- Rà soát, tổng hợp số lượng các công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều cần tháo dỡ, di dời; xây dựng kế hoạch và thực hiện việc phá dỡ, di chuyển đối với các trường hợp vi phạm phạm vi bảo vệ đê điều và thu hồi, giao đất hành lang bảo vệ đê điều cho đơn vị quản lý đê điều. Chính sách và thời gian di dời đối với công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông thuộc diện phải di dời thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định 113/2007/NĐ-CP về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều.
- Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về đê điều và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 113/2007/NĐ-CP và các quy định tại Nghị định số 129/2007/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về đê điều.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến đê điều cho nhân dân và các tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến đê điều tại những địa phương có đê, cụ thể gồm các văn bản: Luật Đê điều số 79/2006/QH11; Nghị định 113/2007/NĐ-CP về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều, Nghị định số 129/2007/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về đê điều; Thông tư số 26/2009/TT-BNN về Hướng dẫn cơ cấu tổ chức, nguồn kinh phí và chế độ thù lao đối với lực lượng quản lý đê nhân dân, Thông tư số 54/2013/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn phân cấp đê và quy định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê; Quyết định số 1238/QĐ-UBND ngày 30 tháng 05 năm 2011 về ban hành Quy định chế độ trách nhiệm Người đứng đầu các cơ quan, Quyết định số 1381/QĐ-UBND về ban hành Quy định tổ chức, hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân tại các xã có đê trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND ngày 26/10/2016 ban hành Quy định về công tác quản lý và phạm vi bảo vệ đê điều tỉnh Quảng Bình.


Tưởng Đình Tùng
(Chi cục Thủy lợi)

More