Bài viết ei ole ajutiselt võimalik ühendust saada.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Tình hình chấp hành pháp luật của địa phương trong công tác quản lý đối với công trình thủy lợi, đê điều

Font size : A- A A+
 Đến nay các văn bản Quy phạm pháp luật trong công tác quản lý công trình thủy lợi, đê điều là khá đầy đủ từ cấp trung ương đến địa phương gồm Luật, Pháp lệnh, các Nghị định, thông tư và các Quyết định của UBND tỉnh nhưng việc thực hiện của các địa phương còn nhiều hạn chế do chưa thực hiện hoặc thực hiện như chưa đầy đủ theo quy định.

 1. Tình hình chấp hành pháp luật của các địa phương về công tác quản lý công trình thủy lợi.
Mặc dù Bộ Nông nghiệp và PTN đã ban hành thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT, ngày 12/10/2009 về việc hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi, trong đó quy định phải thành lập các Tổ hợp tác dùng nước và hoạt động theo Luật hợp tác xã. Tuy nhiên, phần lớn các địa phương không thực hiện mà UBND xã trực tiếp quản lý hoặc giao cho các thôn và năng lực quản lý cũng chưa đáp ứng được quy định tại Thông tư số 40/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/5/2011, do đa số các tổ chức quản lý công trình thủy lợi chưa chủ động cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ quản lý công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức đào tạo mà chỉ cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo do Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức nhưng do nguồn kinh phí hạn hẹp nên việc tổ chức còn hạn chế.
Công tác quản lý an toàn đập theo quy định tại Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 02/8/2007 của Chính phủ thì các đơn vị quản lý công trình thủy lợi ở một số địa phương không thực hiện việc đăng ký an toàn đập, lập phương án bảo vệ đập, lập phương án bảo vệ công trình thủy lợi, lập phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du đập.
Thông tư số 45/2009/TT-BNNPTNT ngày 24/7/20109 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn lập và phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi nhưng hầu hết các địa phương không lập phương án bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định nên một số địa phương vẫn để xảy ra vi phạm hành lang bảo vệ công trình.
Bên cạnh đó, mặc dù các văn bản Quy phạm pháp luật về đê điều khá đầy đủ bao gồm Luật đê điều; Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành số điều của Luật Đê Điều; Quyết định số 1381/QĐ-UBND ngày 16/6/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định tổ chức hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân tại các xã có đê trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND ngày 26/10/2016 của UBND tỉnh ban hành Quy định về công tác quản lý và phạm vi bảo vệ đê điều tỉnh Quảng Bình, tuy nhiên, qua công tác thanh tra chuyên ngành thì thấy đa số các địa phương chưa triển khai thực hiện đầy các văn bản QPPL như: không thành lập lực lượng quản lý đê nhân dân theo quy định hiện hành; buông lỏng quản lý, nể nang, không kiên quyết xử lý vi phạm hành chính; việc cấp phép quyền sử dụng đất ở nhiều địa phương chồng lấn vào phạm vi bảo vệ đê điều dẫn đến tình trạng vi phạm, lấn chiếm hành lang bảo vệ đê điều xảy ra khá nghiêm trọng, phổ biến, thậm chí nhiều tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ngang nhiên sử dụng phạm vi bảo vệ đê điều vào mục đích riêng; làm nhà, xây dựng công trình kiên cố, trồng cây trên mái đê...
Vì vậy các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện các văn bản QPPL về thủy lợi, đê điều, và chỉ đạo các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi thực hiện đầy đủ các văn bản QPPL. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền địa phương trong phạm vi thẩm quyền của mình được quy định tại Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ cần kiên quyết xử lý đảm bảo tính răn đe để phạm vi bảo vệ công trình được đảm bảo đúng quy định.

More