Denbora baterako Bài viết ez dago erabilgarri.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Hướng dẫn khung lịch mùa vụ nuôi tôm nước lợ năm 2024

Font size : A- A A+

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Quảng Bình, các đợt không khí lạnh gây ra rét đậm, rét hại xuất hiện trên địa bàn tỉnh ta chủ yếu trong giai đoạn từ nửa cuối tháng 12/2023 đến tháng 01/2024 và mùa mưa lũ trên các con sông trên địa bàn từ tháng 9 đến tháng 12. Để chủ động mùa vụ nuôi tôm nước lợ, thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất tôm nước lợ năm 2024, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có công văn hướng dẫn về khung lịch mùa vụ thả giống và chỉ đạo nuôi tôm nước lợ năm 2024.

1. Khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2024

- Nuôi tôm chính vụ: đối với tôm thẻ chân trắng tập trung thả giống từ đầu tháng 3 đến tháng 5. Đối với tôm Sú tập trung thả giống từ tháng 3 đến tháng 4.

- Các cơ sở nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao; có cơ sở hạ tầng đảm bảo, không chịu ảnh hưởng của thời tiết; chủ động kiểm soát hoàn toàn các yếu tố môi trường, dịch bệnh; các vùng nuôi không bị ảnh hưởng của mưa lũ có thể thả giống quanh năm.

2. Một số nội dung cần triển khai để thực hiện thắg lợi mùa vụ nuôi tôm nước lợ năm 2024

Để triển khai thực hiện thắng lợi đối với hoạt động nuôi tôm nước lợ và đảm bảo đúng quy định, an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển một cách bền vững. Ngoài sự vào cuộc của các cấp các ngành, còn có sự hợp tác, tuân thủ đầy đủ các quy định, các biện pháp kỹ thuật của chính những cơ sở nuôi, trong đó người nuôi cần chú trọng thực hiện một số nội dung sau:

- Thực hiện việc thả giống tuân thủ khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2024 được hướng dẫn để góp phần hạn chế thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

- Phải đảm bảo điều kiện nuôi trồng thủy sản như có cơ sở, trang thiết bị phù hợp với hình thức nuôi, địa điểm nuôi tuân thủ quy định về quy hoạch sử dụng đất... và khẩn trương thực hiện đăng ký cấp mã số cơ sở nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

- Áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; chấp hành các quy định về kiểm dịch, báo cáo dịch bệnh.

- Phải thực hiện đăng ký kê khai nuôi trồng thủy sản ban đầu với UBND xã, phường, thị trấn nhằm đảm bảo các điều kiện hỗ trợ để khôi phục sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo hướng dẫn tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ.

- Các cơ sở nuôi thủy sản phải được chứng nhận cơ sở sản xuất thực phẩm thủy sản đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 18/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 hoặc ký bản cam kết sản xuất thực phẩm thủy sản an toàn theo quy định theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018.

- Khuyến khích việc liên kết với cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống, cơ sở sản xuất, cung ứng thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện, có uy tín để có con giống và vật tư chất lượng tốt phục vụ sản xuất. Áp dụng các quy trình sản xuất hiệu quả như quy trình nuôi tôm hạn chế hóa chất, quy trình nuôi tôm 2-3 giai đoạn, nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP, thực hiện cải tạo ao đầm nuôi kỹ để loại bỏ mầm bệnh trong ao, quản lý điều kiện môi trường ao nuôi và sức khỏe tôm nuôi thường xuyên.

- Khuyến khích việc tham gia vào mô hình Hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ cộng đồng tại các vùng nuôi tập trung để nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường và hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển sản xuất theo hướng liên kết chuỗi nhằm giảm khâu trung gian để giảm giá thành sản xuất, truy xuất nguồn gốc.

Để thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2024, đề nghị UBND các xã, phường, thị trấn và Hợp tác xã, Tổ hợp tác, tổ cộng đồng tại vùng nuôi tôm tập trung hướng dẫn, chỉ đạo người nuôi thả giống tuân thủ khung lịch mùa vụ thả giống được hướng dẫn và thực hiện nghiêm các quy định trong hoạt động nuôi tôm nước lợ.

Võ Phan Bình - Chi cục Thủy sản

More