Bài viết est temporairement indisponible.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Hiệu quả áp dụng tiêu chuẩn ISO trong cải cách thủ tục hành chính

Font size : A- A A+
 Chuẩn hóa quy trình hoạt động, rà soát đề nghị bãi bỏ thủ tục hành chính (TTHC) không cần thiết để rút ngắn thời gian và chi phí phát sinh trong giải quyết công việc; nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức… là những chuyển biến tích cực sau thời gian triển khai, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 điện tử trong hoạt động của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, từng bước xây dựng nền hành chính khoa học và xây dựng chính quyền kiến tạo, phục vụ nhân dân.

 Hiện nay các đơn vị hành chính nhà nước của tỉnh đều đang áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 nhằm minh bạch hóa công việc và các dịch vụ hành chính. Đây là công cụ nhằm chuẩn hóa quy trình giải quyết TTHC, tạo sự công khai, minh bạch; tránh gây phiền hà cho các tổ chức, cá nhân. Nhận thức được tầm quan trọng đó, thời gian qua, Chi cục đã chỉ đạo triển khai đẩy mạnh áp dụng ISO 9001. Hàng năm, Chi cục xây dựng kế hoạch về cải cách hành chính, trong đó có việc áp dụng hệ thống ISO trong hoạt động đơn vị được chú trọng. Tổ chức tập huấn cho toàn thể cán bộ, công chức đảm bảo từng người nắm vững các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng ISO. Thường xuyên rà soát hệ thống quản lý chất lượng và cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý để kịp thời bổ sung những quy trình mới, loại bỏ những quy trình cũ đã hết hiệu lực, có báo cáo về Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Sở Khoa học và Công nghệ). Đặc biệt, từ năm 2021, Chi cục đã thực hiện chuyển đổi từ phiên bản cũ ISO 9001:2009 lên ISO 9001:2015 điện tử đối với hoạt động đơn vị. Đến nay, đơn vị đã xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 điện tử với tổng số 29 quy trình trong đó áp dụng 100% quy trình TTHC được xây dựng quy trình ISO điện tử.
Từ đầu năm 2022 đến nay, Chi cục đã tiếp nhận gần 5.000 hồ sơ và giải quyết 100% số hồ sơ tiếp nhận, trong đó 43 hồ sơ tiếp nhận tại bộ phận một cửa. Nhờ áp dụng tiêu chuẩn ISO trong hoạt động đơn vị đã hình thành các quy trình giải quyết công việc một cách khoa học; từ việc tổ chức, thu thập, lưu trữ các loại văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên được sắp xếp ngăn nắp và có hệ thống theo từng lĩnh vực, công việc. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ, công chức đã chủ động, có trách nhiệm hơn, giải quyết gọn từng việc, không để xảy ra tình trạng chậm hoặc quá hạn hồ sơ. Lãnh đạo đơn vị điều hành công việc hiệu quả hơn, nhờ thiết lập cơ chế giải quyết công việc rành mạch, thống nhất và tránh được tình trạng gây phiền hà của cán bộ, công chức. Điều quan trọng hơn là chất lượng, hiệu quả công tác quản lý và cung cấp dịch vụ hành chính được nâng cao; tạo dựng được lòng tin và sự hài lòng của người dân, tạo môi trường làm việc khoa học, qua đó, làm chuyển biến căn bản tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ. Tổ chức, cá nhân đến giao dịch cảm thấy hài lòng với phong cách phục vụ chuyên nghiệp.
Qua quá trình triển khai, nhận thấy hệ thống ISO điện tử được triển khai áp dụng vào cơ quan hành chính nhà nước đem lại nhiều lợi ích, như cung cấp môi trường trao đổi và cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi giữa các thành viên trong cơ quan và cơ quan quản lý có thẩm quyền; tài liệu, hồ sơ quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tại cơ quan được lưu trữ, tra cứu nhanh chóng thuận lợi thông qua bộ lọc tìm kiếm; tiết kiệm được chi phí in ấn giấy tờ nhờ việc số hóa các tài liệu, hồ sơ liên quan; thao tác trên phần mềm ISO điện tử đơn giản, trực quan với các cửa sổ phù hợp với từng chức năng; quá trình soạn thảo tài liệu, hồ sơ được hỗ trợ của phần mềm ISO điện tử và người dùng có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét, phê duyệt trực tiếp trên phần mềm một cách nhanh chóng, thuận lợi…
Các lợi ích trên là cơ sở để áp dụng phần mềm ISO điện tử ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong định hướng cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030. Tuy nhiên, cần phải nhận thức rõ ràng rằng, dù là ISO hành chính thủ công hay ISO hành chính điện tử thì con người vẫn là nhân tố chính quyết định đến hiệu lực, hiệu quả vận hành hệ thống quản lý chất lượng. Với ISO hành chính thủ công, mỗi người tham gia trong quy trình cần phải ký xác nhận ngày nhận và ngày kết thúc công việc. Với ISO hành chính điện tử, họ phải thực hiện thao tác xác nhận công việc đã hoàn thành. Việc thao tác trong phần mềm thực sự đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều so với việc ghi nhận trên phiếu kiểm soát ISO thủ công. Tuy nhiên, thói quen thực hiện công việc thủ công của cán bộ công chức sẽ là một cản trở rất lớn khi bắt đầu triển khai ISO hành chính điện tử. Bên cạnh đó, kinh phí hạn hẹp cũng là một trong những nguyên nhân khó khăn để duy trì và áp dụng ISO trong hoạt động đơn vị hành chính. Vì vậy, vấn đề then chốt hiện nay là vai trò của Lãnh đạo đơn vị, ý thức của cán bộ công chức viên chức để có thể duy trì và mang lại hiệu quả thực sự của áp dụng ISO trong hoạt động đơn vị hành chính góp phần từng bước xây dựng nền hành chính khoa học và xây dựng chính quyền kiến tạo, phục vụ nhân dân.


Vân Anh
Chi cục Chăn nuôi và Thú y

More