Bài viết är tillfälligt borta.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Hướng dẫn khung lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản năm 2021

Font size : A- A A+

 Để chủ động mùa vụ nuôi tôm nước lợ, thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất năm 2021, Chi cục Thủy sản Quảng Bình đã ban hành Công văn số 26/CCTS-NTPTNL  ngày 21/01/2021 về việc hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2021. Căn cứ nội dung văn bản hướng dẫn và tình hình nuôi trồng thủy sản tại các địa phương trong tỉnh, nhằm giúp người dân nuôi thủy sản chủ động trong sản xuất đảm bảo hiệu quả, hạn chế ảnh hưởng thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản, dưới đây xin lưu ý đến các cơ sở nuôi tôm nước lợ trong tỉnh một số nội dung về thực hiện lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản năm 2021:

1. Về mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2021
- Nuôi tôm Sú: Thả giống từ tháng 02 đến tháng 8.
- Nuôi tôm Thẻ chân trắng: Thả giống từ tháng 3 đến tháng 8.
- Nuôi tôm vụ đông (đối với những vùng nuôi có cơ sở hạ tầng tốt, môi trường nước ổn định): Thả giống đến hết tháng 10.
- Đối với hình thức nuôi tôm trong hệ thống ao/bể nuôi có mái che, có điều kiện cơ sở hạ tầng đảm bảo không chịu ảnh hưởng của thời tiết; chủ động kiểm soát tốt các yếu tố môi trường; chủ động trong công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh có thể thả giống quanh năm.
2. Về kỹ thuật chuẩn bị ao hồ nuôi tôm
Để hạn chế phát sinh dịch bệnh trên tôm nuôi và một số bệnh nguy hiển mới phát sinh, các hộ nuôi cần làm tốt một số nội dung cụ thể như sau:
- Ao nuôi, ao chứa cần phải được tháo cạn nước, loại bỏ các địch hại có trong ao. Vét bùn đáy ao và tiến hành tu sửa bờ ao, cống cấp nước, thoát nước bị ảnh hưởng do bão, lũ. San đáy ao dóc về phía cống thoát. Phải đầm nén kỷ bờ ao hoặc lót bạt để chóng xói lở và hạn chế rò rĩ. Rào lưới quanh ao để tránh các loại ký chủ trung gian gây bệnh bên ngoài như cua, còng,... Bón vôi và bừa kỹ đáy ao để vôi ngấm vào đáy ao để diệt hết tôm, còng, cá tạp còn sót lại, thời gian phơi ao có thể từ 3-5 ngấyu đó lấy nước vào ao.
- Lấy nước vào ao chứa qua túi lọc bằng vải dày để loại bỏ rác, ấu trùng, cua, còng,... và tiến hành diệt tạp, diệt khuẩn nước cấp vào ao chứa bằng các hóa chất diệt tạp được phép lưu hành tại Việt Nam. Tuyệt đối không dùng thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT để cải tạo và xử lý môi trường ao nuôi. Lấy nước từ ao chứa đã xử lý vào ao nuôi qua túi lọc.
- Gây màu nước cho ao nuôi để giúp phát triển vi sinh vật phù du, ổn định môi trường nước, tạo môi trường thuận lợi cho tôm nuôi.
3. Kỹ thuật chọn giống và quản lý ao nuôi
- Cơ sở nuôi phải thả giống tuân thủ khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2021. Cơ sở nuôi chỉ sử dụng con giống tại các cơ sở sản xuất giống đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống tôm để có con giống chất lượng phục vụ sản xuất. Tôm giống phải có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền theo quy định; tôm giống có kích cở đồng đều, màu sắc đặc trưng của loài, sáng bóng, phụ bộ đầy đủ, không dị tật, dị hình,...
- Các cơ sở nuôi/vùng nuôi nên liên kết với cơ sở sản xuất giống có uy tín để có con giống chất lượng phục vụ sản xuất.
- Người nuôi nên sử dụng con giống cỡ lớn qua ương dưỡng; áp dụng các mô hình nuôi hiệu quả như: mô hình nuôi 2,3 giai đoạn, mô hình ứng dụng công nghệ sinh học, tuần hoàn, ít thay nước,... Triển khai áp dụng quy trình nuôi tôm hạn chế hóa chất được hướng dẫn tại phụ lục 2, 3 kèm theo Công văn số 17/SNN-NTTS ngày 06/01/2020 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
 

Võ Phan Bình - Chi cục Thủy sản

More