Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đảm bảo an toàn thực phẩm

Xem với cỡ chữ : A- A A+
 Với mục đích ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, hạn chế dịch bệnh trong nuôi tôm thẻ chân trắng, gắn kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giá trị sản phẩm tạo sinh kế cho người dân vùng bị ảnh hưởng sau sự cố môi trường biển, năm 2021, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư đã thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đảm bảo an toàn thực phẩm tại xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy), xã Hải Ninh (Quảng Ninh) với tổng quy mô 2 ha, 4 hộ tham gia.

 Trong những năm gần đây tình hình nuôi tôm tại tỉnh Quảng Bình gặp nhiều khó khăn hiệu quả kinh tế mang lại chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của tỉnh, sản phẩm nuôi chủ yếu tiêu thụ thị trường nội địa, giá bán thấp và luôn bị tư thương ép giá. Bên cạnh đó, người nuôi còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do hạn hán, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh bùng phát khắp mọi nơi…Đặc biệt, người nuôi vẫn chưa quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm, tình trạng sử dụng thuốc dư lượng kháng sinh và hóa chất độc hại bừa bãi dẫn đến tồn dư lượng hóa chất trong tôm vẫn còn nhiều

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đảm bảo an toàn thực phẩm nằm trong Dự án Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đảm bảo an toàn thực phẩm tại một số tỉnh ven biển miền Trung, do Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Bình ký hợp đồng với Trung tâm Khuyến nông Huế thực hiện hiện tại xã Hải Ninh (Quảng Ninh), xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy) tổng quy mô 4ha.
Trong quá trình thực hiện mô hình các hộ nuôi được hướng dẫn việc ghi nhật ký, thực hiện các hồ sơ thủ tục để làm cơ sở cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm; theo dõi trạng thái sức khỏe của tôm nuôi và các chỉ số môi trường; cách bảo quản thức ăn, hóa chất, tăng cường việc sử dụng các chế phẩm sinh học, hạn chế sử dụng thuốc và hóa chất. Mô hình được áp dụng theo công nghệ nuôi hai giai đoạn và tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học nên đã hạn chế tốt đa dịch bệnh trên tôm nuôi nhất là các bệnh về môi trường.
Trong quá trình ương, để theo dõi tốc độ tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng, cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi, kiểm tra định kỳ 03-05 ngày/lần, qua kiểm tra cho thấy sau một tháng ương tôm sinh trưởng, phát triển tốt, môi trường ao ương luôn được kiểm soát chặt chẽ, nguồn nước cấp được kiểm tra và xử lý trước khi đưa vào, các yếu tố môi trường được kiểm tra hàng ngày đảm bảo không có biến động xảy ra.
Sau một tháng ương tôm được san qua ao nuôi. Giai đoạn này, tôm sinh trưởng và phát triển nhanh hơn do sau thời gian ương nuôi tôm khỏe, có sức đề kháng cao. Mặt khác, khi chuyển sang ao mật độ nuôi thưa hơn, môi trường ao nuôi thuận lợi tạo điều kiện cho tôm sinh trưởng và phát triển nhanh. Các hộ thực hiện mô hình tăng cường quạt nước và sục khí đáy ao nuôi nên các yếu tố môi trường khá ổn định và phù hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển. Tăng cường bón vôi để nâng cao và ổn định độ kiềm cho ao nuôi và lúc tôm lột xác. Lượng thức ăn đảm bảo vừa đủ để tôm sinh trưởng phát triển tốt.
Đến nay, sau 5 tháng nuôi tôm đạt trọng lượng trung bình 56 con/kg, tỷ lệ sống đạt 75%, năng suất đạt >10 tấn/ha. Người nuôi đã áp dụng quy trình nuôi theo hai giai đoạn đảm bảo an toàn thực phẩm, ghi chép sổ nhật ký đầy đủ và được đánh giá cơ sở nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm. Qua hạch toán sơ bộ, lợi nhuận thu được của các hộ nuôi khoảng 140 – 160 triệu đồng. Mô hình đã đạt năng suất, sản lượng vượt so với mục tiêu, tuy nhiên do tình hình dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, thị trường tiêu thụ chậm, giá bán thấp.
Việc áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng an toàn thực phẩm bước đầu đã làm thay đổi phần nào về cách nhìn nhận, lựa chọn hình thức nuôi phù hợp thay vì lợi nhuận trước mắt để tiến tới nuôi lâu dài bền vững hơn. Quy trình nuôi tôm thẻ hai giai đoạn đã hạn chế tối đa dịch bệnh, đảm bảo tôm nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, tăng tỷ lệ sống cao hơn so với nuôi truyền thống từ 12-15%, giúp người nuôi quay vòng vụ nhanh và năng suất cao hơn 2-3 lần so với phương pháp nuôi truyền thống. Bên cạnh đó, môi trường ao nuôi luôn được ổn định và lượng chất thải giảm đáng kể ít tác động tới môi trường xung quanh…
Theo chị Hồ Thị Thủy, Phó phòng Chuyển giao kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư: Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát theo hướng an toàn thực phẩm thực hiện tại xã Hải Ninh (Quảng Ninh) và xã Ngư Thuỷ Bắc (Lệ Thuỷ) bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho các hộ nuôi, thông qua mô hình được đông đảo bà con và địa phương đánh giá cao, thay đổi hình thức nuôi truyền thống. Đặc biệt, hiện hầu hết các ao nuôi tôm đang bị ô nhiễm thường xảy ra dịch bệnh, việc đưa hình thức nuôi mới vừa nâng cao hiệu quả kinh tế, vừa cải tạo môi trường, hạn chế dịch bệnh là rất cần thiết và cần áp dụng rộng rãi.
 
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đảm bảo an toàn thực phẩm tại xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy.
Thùy Trang
 

Các tin khác