Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Những tháng đầu năm 2023, ngành chăn nuôi tỉnh Quảng Bình đối mặt với nhiều khó khăn do tác động xấu của thời tiết, các loại dịch bệnh nguy hiểm ở động vật luôn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh, lây lan là rất lớn… Vì vậy, các giải pháp để phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đang được các ngành, địa phương triển khai khẩn trương, quyết liệt...

Theo Chi cục Chăn nuôi- Thú y tỉnh, trong 4 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, dịch bệnh xảy ra ở Quảng Trạch và Tuyên Hóa buộc tiêu hủy 202 con lợn với với trọng lượng 7.783 kg. Hiện nay, còn 2 xã Đồng Lê và Lê Hóa (huyện Tuyên Hóa) có dịch chưa qua 21 ngày. Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh đã phối hợp với các địa phương, người chăn nuôi tập trung thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đặc biệt theo dõi, giám sát kịp thời phát hiện bệnh để có phương án xử lý nhằm hạn chế lây lan.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, để chủ động phòng chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm, góp phần phát triển ngành chăn nuôi, cũng như kinh tế xã hội tỉnh nhà, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tiến hành khẩn trương các biện pháp, cụ thể đó là phối hợp chặt chẽ với các địa phương phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ dịch bệnh, hạn chế thiệt hại thấp nhất cho người chăn nuôi. Công tác tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm được Chi cục đẩy mạnh, phối hợp với các địa phương. Ngoài ra, Chi cục đã kiểm tra, giám sát việc tiêm phòng đối với các loại vắc xin được hỗ trợ nhằm tránh lãnh phí trong quá trình sử dụng ở các địa phương; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tăng cường chỉ đạo thực hiện vệ sinh, phun tiêu độc khử trùng vùng có nguy cơ cao, ổ dịch cũ, khu vực chăn nuôi; kiểm soát chặt chẽ công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn tỉnh…

Hiện tổng đàn gia súc, gia cầm toàn tỉnh có 32.150 con trâu, 98.880 con bò, 245.050 con lợn, 5.119.000 con gia cầm và 428 trang trại chăn nuôi. Các địa phương đã tiến hành tiêm phòng vắc xin cho gia súc gia cầm, cụ thể đã tiêm 2.565 liều vắc xin Lở mồm long móng; 2.230 liều vắc xin Tụ huyết trùng trâu bò; 125 liều vắc xin Viêm da nổi cục; 250 liều vắc xin Dịch tả lợn; 200 liều vắc xin Cúm gia cầm và 460 liều vắc xin Dại.

Tuy nhiên, kết quả tiêm phòng đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh đạt tỷ lệ còn thấp so với kế hoạch, chưa đáp ứng miễn dịch. Bởi chính quyền một số địa phương triển khai chưa đồng bộ, quyết liệt, đang giao khoán cho lực lượng thú y, hệ thống thú y cấp huyện không còn nên hạn chế trong quá trình chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát tiêm phòng; nhận thức của một số cơ sở chăn nuôi và công tác tiêm phòng còn hạn chế, trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ vắc xin của nhà nước.

Chi cục Chăn nuôi-Thú y nhận định nguy cơ dịch bệnh trên gia súc, gia cầm phát sinh, lây lan trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh là rất lớn, đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi, bện cúm gia cầm đang xảy ra trong vùng Bắc Trung Bộ, có nguy cơ lây nhiễm và gây bệnh cho người. Vì thế, các địa phương cần tích cực đẩy mạnh hỗ trợ, hướng dẫn các cá nhân, tổ chức trong việc xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật theo quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Chủ động ban hành các văn bản hướng dẫn các địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về đặc điểm, tính chất nguy hiểm, dấu hiệu nhận biết và biện pháp phòng chống một số bệnh truyền nhiễm trên gia súc, gia cầm; áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh; các văn bản chỉ đạo điều hành của địa phương và quy định xử lý vi phạm trong phòng chống dịch để người dân biết, thực hiện…

Người chăn nuôi huyện Tuyên Hóa chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

                                                                                      Bích Phương

 

Các tin khác